Hotline: 0941068156

Thứ năm, 12/09/2024 12:09

Tin nóng

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

Thứ năm, 12/09/2024

Ứng dụng kỹ thuật mới trong phòng trừ sâu bệnh hại khoai lang

Thứ năm, 05/09/2024 08:09

TMO - Nhằm hạn chế sâu bệnh, nâng cao năng suất cho cây khoai lang, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn đã triển khai đề tài “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp phòng trừ bọ hà hại khoai lang tại tỉnh Lạng Sơn”. Thí điểm tại địa bàn huyện Lộc Bình cho thấy, biện pháp tổng hợp trong phòng trừ bọ hà hại khoai lang đã quản lý bọ hà đạt 81,05%. 

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bọ hà là một bệnh cây trồng rất nguy hiểm, thường gây hại nghiêm trọng cho cây khoai lang, đặc biệt là ở những vùng thường bị khô hạn hoặc trong các mùa khô như ở một số tỉnh phía Nam của nước ta. Bọ hà có 3 loài, nhưng theo điều tra của các nhà chuyên môn thì ở châu Á chủ yếu là loài Cylas formicarius. Con trưởng thành có thân dài 5-8 mm, cơ thể thuôn gần giống con kiến, bụng có mầu xanh đen và ngực mầu nâu đỏ. Chúng gây hại bằng cách ăn biểu bì của thân, lá và đục phá ruột củ. 

Khi cây khoai chưa có củ thì bọ sống trong thân cây (dây khoai), với mật số không cao. Khi củ bắt đầu hình thành chúng sinh sản rất nhanh và chuyển sang phá hại củ, nhất là những củ có một phần lộ lên khỏi mặt đất hoặc nằm sát mặt đất. Do đó việc phòng trừ bọ hà từ đầu là rất cần thiết.

Theo số liệu khảo sát, toàn tỉnh Lạng Sơn có khoảng 1.500 ha cây khoai lang, trong đó Lộc Bình là huyện có diện tích trồng khoai lang lớn nhất với 367 ha. Hầu hết các hộ trồng khoai đều ghi nhận có bọ hà gây hại với mức độ thiệt hại từ 10 đến 50% năng suất. 

Để tiêu diệt bọ hà hại khoai lang, ngoài sử dụng thuốc hóa học thì nông dân trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn chưa có những giải pháp sinh học hữu hiệu thay thế. Trước thực tế đó, năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn đã đưa việc tìm giải pháp phòng trừ bọ hà vào nhiệm vụ cấp tỉnh và giao nhóm thực hiện nhiệm vụ do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Xuân Hoạt, Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) làm chủ nhiệm triển khai đề tài “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp phòng trừ bọ hà hại khoai lang tại tỉnh Lạng Sơn”.

Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp phòng trừ bọ hà hại khoai lang tại tỉnh Lạng Sơn” cho biết, thời tiết khô, nóng làm cho đất nứt nẻ là điều kiện thích hợp cho bọ hà phát sinh và gây hại nặng. Vào đầu vụ khoai lang, bọ hà thường gây hại trong thân, dây khoai lang; cuối vụ, bọ hà tập trung gây hại củ. Sau khi thu hoạch, bọ hà có thể tiếp tục sinh sống trên tàn dư của cây khoai (thân, củ) ở vụ trước hoặc tiếp tục gây hại cho củ trong thời gian lưu kho bảo quản của các hộ dân.

Nếu bị bọ hà tấn công vào giai đoạn củ mới hình thành, củ sẽ không phát triển được, bị lép và giảm năng suất. Nếu bị bọ hà tấn công vào giai đoạn củ đã lớn, năng suất không giảm nhiều nhưng chất lượng củ khoai giảm do phần thịt xung quanh đường đục bị chuyển sang màu tím, có mùi hôi và vị đắng.

(Ảnh minh hoạ). 

Qua khảo sát, điều tra, đánh giá, nhóm thực hiện nhiệm vụ xác định, sâu bệnh hại trên cây khoai lang chủ yếu là loài bọ hà Cylas formicarius (Fabricius). Thực hiện mục tiêu nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp phòng trừ bọ hà hại khoai lang nhóm thực hiện nhiệm vụ đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ; nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác, biện pháp sử dụng bẫy pheromone giới tính, một số chế phẩm sinh học, biện pháp hóa học trong phòng trừ và nghiên cứu biện pháp phòng trừ bọ hà trong kho bảo quản.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng màng phủ nilon cho hiệu quả tích cực do vật liệu che phủ làm giảm sự nứt nẻ của đất, duy trì độ ẩm của đất và tạo ra rào cản vật lý làm giảm sự xâm nhiễm của bọ hà vào củ. Trồng khoai lang trên đất vụ trước trồng lúa cũng làm giảm đáng kể tỷ lệ củ bị hại do bọ hà gây ra. Thuốc hóa học Kajio 1GR và Ammate 150SC có thể tiêu diệt bọ hà đến 80%. Sử dụng cát khô hoặc cát khô kết hợp trấu hun phủ bề mặt củ khoai lang trong kho bảo quản có tỷ lệ củ nhiễm rất thấp và không ghi nhận bọ hà gây hại trong suốt quá trình bảo quản...

Dựa vào kết quả của các nội dung nghiên cứu, nhóm thực hiện nhiệm vụ đã  xây dựng quy trình tổng hợp phòng trừ bọ hà hại khoai lang theo các biện pháp cơ bản như: luân canh cây trồng, vật lý cơ giới, sinh học và hoá học. Thí điểm tại 8 hộ nông dân trên địa bàn huyện Lộc Bình cho thấy, biện pháp tổng hợp trong phòng trừ bọ hà hại khoai lang đã có hiệu quả quản lý bọ hà đạt 81,05%. Mô hình quản lý tổng hợp bọ hà hại khoai lang có năng suất trung bình đạt 79,48 tạ/sào trong khi ruộng đối chứng năng suất khoai lang chỉ đạt 69,67 tạ/sào. 

Thông tin từ một số hộ dân trên địa bàn huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn), với diện tích canh tác 2,7 sào khoai lang (1 sào bằng 360m2), nhờ hướng dẫn của các nhà khoa học và thực hiện mô hình quản lý tổng hợp bọ hà gây hại khoai lang, đến khi thu hoạch tỉ lệ củ bị bọ hà hại chỉ còn 2%, số củ bị sùng đất cắn vỏ còn 0,33%, trong khi các hộ không sử dụng biện pháp phòng trừ bọ hà tổng hợp có tỷ lệ củ bị bọ hà hại là 10,33%, bị sùng đất hại là 13,78%. Năng suất trung bình đạt 785kg/sào, cao hơn các hộ đối chứng hơn 100kg/sào.

Với những kết quả mà nhóm thực hiện nhiệm vụ đã đạt được, tháng 6/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã quyết định công nhận kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp phòng trừ bọ hà hại khoai lang tại tỉnh Lạng Sơn”. Áp dụng các nghiên cứu khoa học, kỹ thuật mới trong quá trình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao cho người nông dân. Đây là tiền đề, cơ sở quan trọng để ngành nông nghiệp có thêm những bước đột phá, giảm dịch bệnh gây hại, giúp tăng năng suất, chất lượng cho nông sản Việt.

 

 

Thu Hường

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline