Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/11/2024 10:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ sáu, 29/11/2024

Ứng dụng công nghệ cao trong lai tạo, sản xuất giống cây trồng

Thứ hai, 26/09/2022 07:09

TMO - Trong những năm qua, tận dụng những lợi thế về điều kiện phát triển khoa học công nghệ, thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh nghiên cứu, lai tạo, sản xuất giống cây trồng ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao chất lượng thành phẩm trong quá trình sản xuất.

Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM đã kêu gọi được 14 dự án đầu tư phù hợp với tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng, đồng thời đã sản xuất và cung cấp hơn 370 tấn hạt giống F1 các loại; gần 6,2 triệu hạt giống dưa lưới F1; 100 nghìn túi meo giống nấm và gần 3 triệu bịch phôi giống nấm các loại; cung cấp từ 10 triệu đến 20 triệu cây lan giống,... 

Bên cạnh đó, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM cũng đã thành lập được ngân hàng nguồn gen bảo tồn và lưu trữ các giống cây, giống con quý hiếm phục vụ nghiên cứu khoa học, lai tạo và sản xuất, tạo ra các nguồn giống mới có đặc tính vượt trội và giá trị kinh tế cao. Duy trì hoạt động thu thập và du nhập hơn 500 giống nguồn gen bản địa; chọn lọc và lai tạo các giống hoa lan, giống rau ăn lá, rau ăn quả, giống nấm… thích hợp sinh trưởng và phát triển trong điều kiện các vùng thổ nhưỡng trong cả nước.

Trong năm 2022, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM sẽ tiếp tục nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo, nhập khẩu, sản xuất và cung ứng 8-10 giống rau mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh và phù hợp với thị trường. Hàng năm chuyển giao 5 – 6 quy trình kỹ thuật canh tác, sản xuất; cung ứng ra thị trường 500.000 đến 1 triệu cây ươm/năm; xây dựng 20-30 mô hình/năm sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap và hữu cơ sinh học.

Ảnh minh họa 

Đối với nhóm nhóm hoa, cây kiểng, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM tiếp tục sưu tập, bảo tồn các giống hoa kiểng bản địa, làm nguyên liệu nghiên cứu, chọn tạo giống hoa mới, trong đó có chọn tạo giống hoa lan mới từ nguồn giống lan rừng. Tiếp tục nhập nội, thuần hóa, đưa vào sản xuất hàng năm trung bình 5 - 7 giống hoa cây kiểng mới phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, phù hợp với phát triển nông nghiệp đô thị.

Theo Sở NN&PTNT TPHCM cho biết, năm 2021, toàn thành phố có 25 đơn vị sản xuất - kinh doanh giống cây trồng. Trong giai đoạn 2016 - 2020, lượng hạt giống các loại sản xuất là hơn 173.500 tấn, nhập khẩu là 18.085, tấn, xuất khẩu là 2.157 tấn. Ngoài ra, trên địa bàn có 20 đơn vị triển khai nuôi cấy mô thực vật, cung cấp khoảng 16 triệu cây giống cấy mô/năm (chủ yếu là các giống lan) để phục vụ mở rộng sản xuất hoa kiểng trên địa bàn thành phố và các tỉnh.

Những năm gần đây, trong nghiên cứu chọn tạo giống lan mới, đã tạo 20 dòng lan lai (Dendrobium) thể hiện ưu thế lai cao về một số tính trạng vượt trội so với bố mẹ và giống đối chứng. Trong đó, có 12 dòng lan lai mới được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp bằng bảo hộ giống mới...

Ngoài Khu nông nghiệp công nghệ cao, thành phố còn có Trung tâm Công nghệ sinh học... Các đơn vị này đã nghiên cứu chọn tạo giống bằng các phương pháp hiện đại về công nghệ sinh học giúp cho khả năng chọn tạo giống mới nhanh và hiệu quả. Nhiều bộ sưu tập giống hoa lan, cây kiểng, rau các loại, cây dược liệu là nguồn gen phong phú cùng với phòng thí nghiệm, hệ thống nhà màng, nhà lưới hiện đại phục vụ công tác chọn tạo giống hiệu quả.

Nhiều ý kiến cho rằng, để TPHCM trở thành trung tâm giống của khu vực cần tập trung nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng thuộc thế mạnh của mình như rau, hoa kiểng, dược liệu. Cần ưu tiên triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực khoa học, cán bộ trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất giống, không chỉ cho cơ quan nghiên cứu khoa học của TPHCM mà cả cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này

Thành phố cần tiếp tục đầu tư tập trung kinh phí một cách thỏa đáng, đồng bộ hằng năm cho công tác sưu tập, bảo tồn nguồn gen cũng như trao đổi nguồn gen trong và ngoài nước làm vật liệu cho công tác lai tạo và nhân giống, sản xuất giống mới. Tiếp tục các chính sách ưu đãi khuyến khích cho các doanh nghiệp đầu tư vào công tác nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất giống mới, nhất là chính sách về thuế, về vốn vay cho sản xuất cũng như một số ưu đãi khác.

Đồng thời, ưu tiên triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực khoa học, cán bộ trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất giống không chỉ cho cơ quan nghiên cứu khoa học mà cho cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

 

 

 

Trần Bình 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline