Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 01:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Tuyên Quang: Khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới

Thứ ba, 23/05/2023 16:05

TMO - Ngày 08/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 318/QĐ-TTg quy định Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025. Theo bộ tiêu chí mới, việc thực hiện mục tiêu xây dựng NTM đối với các địa phương xem ra phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bởi hầu hết các tiêu chí đều nâng cao hơn gấp nhiều lần so với Bộ tiêu chí trước đây. Do vậy, các cấp uỷ đảng, chính quyền và Nhân dân tại nhiều địa phương vẫn đang tiếp tục chung sức, đồng lòng khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu về NTM đặt ra trong chặng đường tiếp theo.

Khắc phục các tiêu chí tụt chuẩn nông thôn mới

Gần 13 năm tỉnh Tuyên Quang triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), toàn tỉnh có 62 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí, trong đó có 54 xã đã được công nhận đạt, 8 xã đang được các ngành chức năng thẩm định để đề nghị UBND tỉnh xem xét, công nhận. Tuy nhiên, qua rà soát theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025, nhiều xã bị rớt tiêu chí.

Là một huyện nghèo, địa hình chia cắt, đường sá đi lại khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao nên việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Bình gặp những khó khăn. Có khá nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến nhiều tiêu chí NTM tại huyện Lâm Bình bị “tụt dốc”, mặc dù các cấp uỷ đảng, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn vẫn đang tiếp tục chung sức, đồng lòng khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu về NTM đặt ra trong chặng đường tiếp theo.

Trung tâm huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đạt tiêu chí đô thị loại V.

Qua rà soát kết quả xây dựng nông thôn mới theo theo Quyết định 318 của Thủ tướng Chính phủ quy định Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, UBND huyện Lâm Bình cho biết, kết quả thực hiện các mục tiêu, tiêu chí hoàn thành năm 2022, về duy trì nâng cao tiêu chí tại xã đạt chuẩn gồm xã Thượng Lâm, Khuôn Hà, Thổ Bình (Lâm Bình, Tuyên Quang) không duy trì giữ vững 19/19 tiêu chí đáp ứng theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, đối với xã Thượng Lâm, xã Khuôn Hà duy trì giữ vững 15/19 tiêu chí (còn lại 04 tiêu chí không giữ vững gồm: Nghèo đa chiều, Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, Y tế, Môi trường và an toàn thực phẩm); xã Thổ Bình duy trì giữ vững 16/19 tiêu chí (còn lại 03 tiêu chí không giữ vững gồm: Nghèo đa chiều, Y tế, Môi trường và an toàn thực phẩm).

Nguyên nhân được đưa ra là các tiêu chí Nghèo đa chiều, Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, Y tế, Môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, có thêm các chỉ tiêu mới so với Bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020, đồng thời tiêu chuẩn đạt chuẩn các tiêu chí, chỉ tiêu cũng được nâng lên, vì vậy, kết quả rà soát, đánh giá tiêu chí chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Tại xã Khuôn Hà, thời gian qua, với sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, các ngành cộng với sự đồng lòng, chung sức của người dân trong quá trình thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới. Những tuyến đường bê tông được quan tâm đầu tư xây dựng kiên cố phục vụ nhu cầu đi lại cũng như sản xuất, đặc biệt hơn, tuyến đường từ trường Tiểu học Khuôn Hà ra Bến thủy được quan tâm xây dựng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong sản xuất cũng như phát triển du lịch sinh thái trên vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. Bên cạnh đó, hệ thống điện lưới đã phủ khắp xã, giúp bà con có điều kiện đẩy mạnh sản xuất; văn hóa, y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư, giúp bà con nâng cao đời sống mọi mặt. 10/10 thôn có nhà văn hóa gắn với sân thể thao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, hội họp, vui chơi của nhân dân. Tỷ lệ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 80%, tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn, thường xuyên đạt 100%. 

Một góc xã Khuôn Hà (Lâm Bình, Tuyên Quang).

Ông Chẩu Văn Toan, Chủ tịch UBND xã Khuôn Hà cho biết: Trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, đối với xã Khuôn Hà bắt đầu xây dựng từ năm 2015, đến 5/2018 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Trong quá trình xây dựng NTM, xã Khuôn Hà đã xác định nhiệm vụ rõ ràng, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và được nhân dân đồng tình ủng hộ, đồng thời được các cấp, các ngành quan tâm. Qua quá trình xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến, thay đổi toàn diện, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm cũng như các hệ thống đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, các thôn bản đều có đường bê tông đến trung tâm thôn và hệ thống công trình thủy lợi cũng được nâng cấp, sửa chữa, làm mới. Đồng thời, các nhà văn hóa đều được xây dựng đạt theo tiêu chí, đảm bảo phục vụ sinh hoạt cho từng thôn bản gắn với sân thể thao và khuôn viên.

Ông Chẩu Văn Toan, Chủ tịch UBND xã Khuôn Hà.

“Từ khi được công nhận xã đạt chuẩn NTM đến nay đã gần 5 năm, hiện nay đang trong giai đoạn đánh giá lại theo Bộ tiêu chí mới. Bên cạnh các tiêu chí đã và đang duy trì, còn một số tiêu chí không phù hợp, bởi theo Bộ tiêu chí mới đòi hỏi chỉ tiêu cao hơn, như tiêu chí nghèo đa chiều, qua đánh giá lại không duy trì được, tỉ lệ hộ nghèo của xã chiếm 42,38%. Ngoài ra còn có các tiêu chí như Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, Y tế, Môi trường và an toàn thực phẩm cũng không được giữ vững. Do vậy xã đang tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, quyết tâm nâng cao chất lượng các tiêu chí xây nông thôn mới nâng cao theo tiến độ, lộ trình đề ra”. Ông Chẩu Văn Toan, Chủ tịch UBND xã Khuôn Hà cho biết.

Sản phẩm thủ công làm từ tre, nứa của Hợp tác xã Nhật Minh ở thôn Nà Kẹm, xã Khuôn Hà.

Cũng như xã Khuôn Hà, đánh giá theo bộ tiêu chí mới, xã Thượng Lâm, xã Thổ Bình (Lâm Bình) cũng đã bị tụt các tiêu chí. Theo đánh giá của các địa phương, tiêu chí số 15 trong bộ tiêu chí mới có chỉ tiêu 50% số hộ dân trên địa bàn có sổ bảo hiểm y tế điện tử, với một địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cùng trình độ nhận thức chưa đồng đều thì việc kê khai, đăng ký, khám chữa bệnh bằng số bảo hiểm y tế là việc khó khăn lúc này. Ngoài ra, tiêu chí về y tế, tiêu chí về môi trường, yêu cầu phải đảm bảo phân loại được rác thải tại nguồn cũng sẽ cần có thời gian.

Ông Lê Thiệu Tân, Trưởng bộ phận tổng hợp Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây NTM tỉnh Tuyên Quang cho biết, các giải pháp của các địa phương hiện nay là cần thiết để củng cố các tiêu chí bị tụt theo chuẩn mới. Tuy nhiên đó chỉ là giải pháp trước mắt, tránh "nước đến chân mới nhảy", các địa phương cần có chiến lược dài hơi, bởi công cuộc xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Do đó, cần huy động tối đa nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực trong dân, lôi cuốn, khích lệ, động viên Nhân dân tham gia tích cực, chủ động mọi mặt của đời sống, bởi không ai khác chính Nhân dân là chủ thể và là người hưởng lợi trong công cuộc xây dựng NTM.

Có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc

Với phương châm “Nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”, ngày 27/02/2023 Uỷ ban nhân dân huyện Lâm Bình đã có Kế hoạch số 28/KH-UBND xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao tại xã Thượng Lâm, tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí với đích đến là NTM nâng cao, kiểu mẫu.

Để về đích nông thôn mới nâng cao trong năm 2023, xã Thượng Lâm đang huy động các nguồn lực để thực hiện 12 tiêu chí chưa đạt gồm: (Quy hoạch; Giao thông; Thủy lợi và phòng, chống thiên tai; Giáo dục; Văn hóa; Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; Thu nhập; Nghèo đa chiều; Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; Y tế; Môi trường, Chất lượng môi trường sống). Đối với tiêu chí trường học: đầu tư xây dựng 12 phòng học, phòng chức năng Trường Tiểu học, xây dựng 01 bể bơi, mua sắm một số trang thiết bị dạy học phục vụ công tác giảng dạy tại Trường tiểu học. Đối với tiêu chí về giao thông, đường xã: Sửa chữa, lắp đặt bổ sung 02 biển báo, 04 biển chỉ dẫn, xây dựng 1,8 km đường điện chiếu sáng, trồng 1,8 km cây xanh; đường thôn: sửa chữa 1,2 km, lắp đặt 02 biển báo, 05 biển chỉ dẫn, trồng 5,0 km cây xanh, xây dựng 3,0 km đường điện thắp sáng, trồng 3,0 km đường hoa; đường ngõ xóm: Bê tông hóa 0,508 km theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Ngoài ra còn hỗ trợ 20 hộ nghèo, cận nghèo sửa chữa, nâng cấp nhà ở; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn 96 hộ chỉnh trang nhà ở, khuôn viên, cải tạo vườn tạp thành vườn kinh tế…

Người dân thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm phát triển chăn nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Tuyên Quang.

Đến nay kết cấu hạ tầng kinh tế của xã được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân: đường xã, liên xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa, đạt 100%; 4,21 km/4,21 km đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp; 15,96 km/15,96 km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đạt 100%; các tuyến kênh mương khác được nạo vét, khơi thông dòng chảy thường xuyên bảo đảm 100% diện tích sản xuất nông nghiệp của nhân dân được tưới tiêu chủ động. Năm 2023 phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 7,89%.

Đoàn thanh niên xã Thượng Lâm đẩy mạnh việc thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Tiêu chí Chất lượng môi trường sống cũng được nâng cấp, chính quyền và các đoàn thể xã Thượng Lâm đã vận động người dân thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon; xây dựng hố rác tại gia đình. Với các hình thức tuyên truyền ngày càng được đổi mới, đa dạng như: tuyên truyền trên loa truyền thanh; sinh hoạt câu lạc bộ, chi hội; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng, phân loại xử lý rác thải ngay tại gia đình; tuyên truyền về nguy cơ, tác hại của rác thải nhựa gây ra đối với môi trường sống và sức khỏe con người; hướng dẫn, thực hành phân loại xử lý rác trực tiếp tại các hộ dân… diện mạo nông thôn Thượng Lâm có nhiều đổi thay, đường làng, ngõ xóm bê tông hóa sạch đẹp. Công tác xã hội hóa, vận động nhân dân xây dựng công trình “ Thắp sáng đường quê” được thực hiện tại 12/14 thôn bản; có 2 thôn, Bản Chợ và thôn Nà Liềm đã có bóng cao áp nên không thực hiện. Công trình có tổng chiều dài hơn 18.550 m, với 750 bóng điện chiếu sáng, công trình được thiết kế, đầu tư trang thiết bị đảm bảo kỹ thuật, với tổng kinh phí là gần 800 triệu đồng; Trong đó Đoàn thanh niên xã Thượng Lâm, đóng góp được trên 71 triệu đồng với gần 400 ngày công. Ánh điện từ những công trình “Thắp sáng đường quê” đã góp phần chiếu sáng nhiều tuyến đường liên thôn. Qua đó đã làm thay đổi bộ mặt và diện mạo nông thôn của xã ngoài việc giúp nhân dân đi lại thuận tiện cho nhân dân, công trình còn góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông và làm đẹp cảnh quan, đường làng ngõ xóm, đây là động lực tiếp sức để nhân dân trong xã thực hiện và giữ vững, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Việc hoàn thành các tiêu chí NTM nâng cao cũng là cơ hội để Thượng Lâm tiếp tục tiến lên, xây dựng thành xã NTM kiểu mẫu trước năm 2025.

Sau khi rà soát, đánh giá thực chất các tiêu chí NTM trên địa bàn theo yêu cầu của bộ tiêu chí mới, UBND huyện Lâm Bình đã kịp thời xây dựng kế hoạch, lộ trình và chỉ đạo các địa phương tập trung nâng cao chất lượng từng tiêu chí đã đạt và chưa đạt, đồng thời xem đây là nhiệm vụ quan trọng để tập trung thực hiện, góp phần thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt.

Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu đề ra, huyện Lâm Bình kiến nghị tỉnh Tuyên Quang đầu tư, cấp vốn kịp thời cho Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, nhất là ưu tiên cho các xã trong kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn để sớm hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM của huyện. Ðồng thời, cần có chính sách mời gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển.

 

 

 

Tạ Thành

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline