Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 29/03/2025 17:03

Tin nóng

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Những “cột mốc xanh” nơi đảo xa

Phòng chống dịch sởi: Rà soát tiêm chủng đảm bảo không bỏ sót đối tượng

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của “mô hình tăng trưởng mới”

Đảm bảo thống nhất, phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả Luật Địa chất và khoáng sản

Thứ bảy, 29/03/2025

Tuyên Quang: Giám sát chặt chẽ, chủ động phương án phòng chống cháy rừng

Thứ tư, 26/03/2025 06:03

TMO - Vụ cháy rừng tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã gây thiệt hại nặng nề, khiến hơn 20ha rừng bị thiệt hại, đặc biệt làm 1 người dân tham gia chữa cháy rừng bị tử vong. Trước tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo tăng cường công tác giám sát chặt chẽ và chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.

Theo công bố hiện trạng rừng của tỉnh Tuyên Quang năm 2024, diện tích có rừng toàn tỉnh là gần 420.000ha, đạt tỷ lệ che phủ rừng 65,21%, tăng 0,3% so với năm 2023. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Tuyên Quang đạt mục tiêu tăng tỷ lệ che phủ rừng. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là trên 232,5 nghìn ha, rừng trồng trên 188,3 nghìn ha. Huyện Lâm Bình với tỷ lệ che phủ rừng cao nhất, đạt 78,9%; tiếp đến là Na Hang với tỷ lệ che phủ 78,43%; Chiêm Hóa tỷ lệ che phủ rừng là 67,95%; Yên Sơn tỷ lệ che phủ rừng là 60,90%; Hàm Yên tỷ lệ che phủ rừng là 58,83%...

Tuy nhiên, ngày 21/3, một vụ cháy rừng phòng hộ  nghiêm trọng đã xảy ra tại khu vực núi Nghiêm, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn. Vụ cháy đã khiến trên 20ha rừng bị thiêu rụi. Tỉnh Tuyên Quang đã huy động hàng trăm người gồm các lực lượng Công an, Quân đội, dân quân tự vệ tham gia chữa cháy. Đến sáng 22/3, vụ cháy được khống chế, tuy nhiên đã có 1 người dân tử vong.

Trước sự cố trên, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã ký công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và chủ động triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Để khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại tỉnh Tuyên Quang, đồng thời chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, nhất là trong giai đoạn nắng nóng tới đây, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang tiếp tục chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả vụ cháy rừng tại xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình nạn nhân bị tử vong và các gia đình bị thiệt hại do cháy rừng, không để người dân thiếu đói, đơn côi, khó khăn mà không được quan tâm, hỗ trợ.

Kịp thời xác định rõ nguyên nhân vụ cháy, làm cơ sở xử lý trách nhiệm nếu có dấu hiệu vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng, đồng thời tuyên truyền phổ biến, rút kinh nghiệm trong Nhân dân, tránh để xảy ra các vụ việc tương tự. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Vụ cháy rừng tại núi Nghiêm đã khiến Tuyên Quang thiệt hại hơn 20ha rừng. (Ảnh: DT). 

Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là các hoạt động đốt nương làm rẫy, dùng lửa để xử lý thực bì, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi sử dụng lửa có nguy cơ gây cháy rừng cao, đặc biệt trong những thời điểm thời tiết hanh khô, nắng nóng kéo dài; giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện điểm cháy; chủ động chỉ đạo, triển khai công tác chữa cháy khi xảy ra cháy rừng trên địa bàn, đặc biệt lưu ý công tác sơ tán bảo đảm an toàn tính mạng cho nhân dân, khống chế, dập tắt cháy rừng trong thời gian ngắn nhất…

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành văn bản số 1209/UBND-KT về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng. Theo đó, thực hiện Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và chủ động triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; các Văn bản của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo và giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành, địa phương.

Sở Nông nghiệp và Môi trường; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 25/CĐ-TTg ngày 22/3/2025; Bộ Nông nghiệp và Môi trường tại Văn bản số 285/BNNMT-LNKL ngày 20/3/2025; Văn bản số 331/BNNMT-LNKL ngày 22/3/2025.

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chủ động, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát kiện toàn Ban Chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức lực lượng xung kích bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương. Xây dựng, rà soát kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo công tác quản lý bảo vệ rừng hiệu quả.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; đặc biệt chỉ đạo tạm ngừng các hoạt động đốt nương rẫy trong những ngày nắng nóng, khô hạn.

Đồng thời, kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, bố trí lực lượng ứng trực 24/24 giờ tại các khu vực có nguy cơ cháy cao, sẵn sàng huy động lực lượng tại chỗ theo phương châm “bốn tại chỗ” để xử lý ngay khi cháy rừng xảy ra; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng rừng, nhất là các hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ người ra, vào rừng, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cháy cao. Cập nhật và phổ biến thông tin về cấp độ cảnh báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Hơn 1.000 người ở các lực lượng được huy động để dập tắt đám cháy rừng. (Ảnh: HH). 

UBND huyện Yên Sơn, Sơn Dương: Thực hiện các phương án khôi phục môi trường rừng đối với khu vực bị cháy, đảm bảo không để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp trái pháp luật; kiểm tra làm rõ nguyên nhân và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ rừng để xảy ra cháy rừng theo quy định (nếu có). Kịp thời thăm hỏi, động viên, hỗ trợ, gia đình có người bị thương vong khi tham gia chữa cháy rừng.

Sở Nông nghiệp và Môi trường: Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tăng cường kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; thực hiện tốt công tác thông tin, dự báo, cảnh báo cấp cháy rừng, đảm bảo cập nhật chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng… Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xem xét, đề xuất chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy rừng bị chết theo quy định tại Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh: Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương các cấp, chủ động các phương án hỗ trợ chữa cháy rừng, tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo kịp thời ứng cứu các tình huống khẩn cấp về cháy rừng. Kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, khai thác lâm sản trái phép. Tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi đốt nương, phá rừng làm rẫy…

Các Ban Quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng cường tuần tra, giám sát, phát hiện sớm nguy cơ cháy rừng và có biện pháp xử lý kịp thời.

Các sở, ban ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường trong việc xem xét, đề xuất chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy rừng bị chết theo quy định tại Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

Về vụ cháy rừng thuộc khu vực núi Nghiêm, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, nguyên nhân ban đầu được nhận định là do người dân đốt thực bì trên núi để làm nương, do thời tiết hanh khô và gió lớn dẫn đến không kiểm soát được ngọn lửa gây cháy lan sang các khu vực xung quanh./.

 

Lê Thịnh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline