Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 02/11/2024 08:11

Tin nóng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Thứ bảy, 02/11/2024

Tuyên Quang gia tăng giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

Thứ sáu, 01/11/2024 06:11

TMO - Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống vật chất cho Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên… là hướng đi quan trọng để Tuyên Quang gia tăng giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, và đa dạng sinh học.

Thông tin từ UBND tỉnh Tuyên Quang, tỉnh có khoảng 448.680ha rừng và đất lâm nghiệp (gồm đất rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất). Tổng diện tích rừng hiện có là hơn 422.400ha, trong đó diện tích rừng trồng gỗ nguyên liệu là trên 140.700ha; tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Tuyên Quang đạt hơn 65%, đứng thứ 3 cả nước.

Với diện tích rừng trồng lấy gỗ nguyên liệu là trên 140.700ha cho thấy kinh tế rừng đang có vị trí rất quan trọng trong đời sống của người dân Tuyên Quang. Hằng năm tỉnh thực hiện khai thác và trồng mới hơn 10.000ha rừng; tổng sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt trên 900.000m3.

Đến nay tỉnh đã có trên 35.800ha rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC (cao nhất cả nước); giá trị sản phẩm thu được bình quân 1ha rừng khoảng trên 116 triệu đồng/chu kỳ 7 năm.

Nhằm mục tiêu phát huy giá trị đa dụng của rừng trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Kế hoạch số 97/KH-UBND, ngày 21/5/2024 về thực hiện Quyết định 208/QĐ-TTg ngày 29/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch tập trung vào  phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân, người làm nghề rừng và người dân sống gần rừng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên…

Mục tiêu cụ thể của kế hoạch đó là phát triển bền vững nguồn cung nguyên liệu gỗ thông qua việc tổ chức thâm canh, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn. Từ nay đến 2025, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu sản lượng gỗ khai thác bình quân đạt hơn 1.100.000m3/năm, giai đoạn 2026-2030 bình quân khai thác hơn 1.300.000 m3/năm. 100% gỗ và sản phẩm gỗ có sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Trên cơ sở đó, nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng; duy trì ổn định diện tích rừng đặc dụng; triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động của Chính phủ về bảo tồn các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm của Việt Nam tại địa phương…

Tỉnh Tuyên Quang phấn đấu, đến năm 2025 sản lượng gỗ khai thác bình quân đạt hơn 1.100.000m3/năm. (Ảnh minh hoạ).

Về phát triển dịch vụ môi trường rừng, trên cơ sở các quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế của tỉnh; đồng thời quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn từ dịch vụ môi trường rừng bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật; triển khai hiệu quả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng và giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững.

Du lịch sinh thái trong các khu rừng đặc dụng, phòng hộ đang là hướng đi được Tuyên Quang quan tâm để khai thác thế mạnh từ rừng. Tuyên Quang ưu tiên phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bền vững, tập trung tại các địa bàn có rừng, có tài nguyên và tiềm năng du lịch.

Bên cạnh đó phát huy tiềm năng, lợi thế, khai thác các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, truyền thống văn hóa, tri thức bản địa; mở rộng các loại hình du lịch, quan tâm phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn gắn với các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương. Phấn đấu nguồn thu từ hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đến năm 2030 tăng 50% so với năm 2020, tăng 100% vào năm 2050.

Đặc biệt, Tuyên Quang hướng đến phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ, dược liệu theo chuỗi giá trị và nâng cao giá trị lâm sản ngoài gỗ, dược liệu được chế biến trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030 giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác được gia tăng từ 20% trở lên ngoài giá trị gỗ rừng trồng. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư kết hợp hiệu quả, bền vững trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của từng khu vực trong tỉnh gắn với phát huy có hiệu quả tri thức bản địa nhằm nâng cao giá trị gia tăng từ rừng, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ.

Việc phát triển kinh tế rừng cũng là điều kiện để tạo công ăn việc làm cho người dân, thu hút lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp là người dân tộc thiểu số sống ở khu vực có rừng, phấn đấu đến năm 2030 chiếm hơn 50%; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật đạt từ 40% trở lên vào năm 2030 và 70% vào năm 2050.

Để đạt được các mục tiêu trên, tỉnh Tuyên Quang sẽ tiếp tục hoàn thiện về các thủ tục pháp lý theo hướng bảo đảm mọi diện tích rừng đều có chủ rừng để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật; ưu tiên thực hiện các quy định về quản lý rừng đối với những diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng tập trung, có ưu thế và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện sinh kế của cộng đồng, người dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh; mở rộng về diện tích và phát triển rừng trồng thâm canh gỗ lớn tại các địa bàn thuộc các huyện, thành phố có nhiều lợi thế, tiềm năng trong tỉnh như: Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương...

Tuyên Quang tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. (Ảnh minh hoạ).

Đồng thời, tỉnh tập trung ứng dụng khoa học công nghệ để phát huy tối đa các giá trị của hệ sinh thái rừng, phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao gắn với tri thức bản địa của cộng đồng địa phương; ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong quản lý cơ sở dữ liệu, cấp mã số vùng nuôi trồng, truy xuất, xác định nguồn gốc, chế biến và bảo quản lâm sản hợp pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng cho người làm nghề rừng, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ khuyến lâm, khuyến công...

Qua đó, giúp tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản và thúc đẩy thị trường các sản phẩm lâm sản, góp phần phát huy hiệu quả sản xuất của ngành lâm nghiệp.

Cùng với đó, tỉnh Tuyên Quang tăng cường tiếp cận, hợp tác quốc tế theo các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước về huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân, hợp tác công tư cho phát triển rừng gỗ lớn, phát triển lâm sản ngoài gỗ, dược liệu, quản lý rừng bền vững, phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương…

Về nhiệm vụ phát triển lâm sản ngoài gỗ, dược liệu: Phát triển các cơ sở, nhà máy chế biến sản phẩm hàng hóa thương mại gắn kết với sản xuất nguyên liệu tập trung theo chuỗi giá trị đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường;…

Về nhiệm vụ phát triển các hình thức nông, lâm, ngư kết hợp, tăng cường thực hiện hợp tác, liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng bền vững, hiệu quả; lựa chọn các loài cây trồng, vật nuôi có giá trị cao, không gây mất rừng và ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học…

Về nhiệm vụ phát triển dịch vụ môi trường rừng: Phát triển dịch vụ môi trường rừng, đa dạng hóa và mở rộng nguồn thu từ các loại dịch vụ môi trường rừng phù hợp với quy định của pháp luật, đặc biệt là dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.

Đồng thời, phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng, gắn với giá trị cảnh quan, di tích lịch sử, khu bảo tồn tạo nên các sản phẩm, hoạt động, thương hiệu du lịch gắn với văn hóa truyền thống địa phương, vùng địa lý. Bên cạnh đó, Đề án đặt ra mục tiêu tăng cường thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng; sản phẩm gỗ từ rừng trồng của tỉnh; hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong các hệ sinh thái rừng…/.

 

Thu An

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline