Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 17:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Triển khai phương án sản xuất, hỗ trợ cây giống trồng lại rừng

Thứ tư, 25/09/2024 07:09

TMO - Bão số 3 kèm theo mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề tại một số địa phương, trong đó, sản xuất lâm nghiệp cũng chịu những thiệt hại đáng kể, hàng trăm nghìn ha diện tích rừng bị gãy đổ, một số nơi bị sạt lở mất rừng... 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, bão số 3 đã gây thiệt hại, ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi sản xuất lâm nghiệp. Từ rừng trồng đến rừng tự nhiên; rừng sản xuất lẫn rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; từ vườn ươm, đến cánh rừng trồng, rừng nguyên liệu; từ hoạt động phát triển rừng đến bảo vệ rừng đều bị ảnh hưởng.

Theo Cục Lâm nghiệp, tính đến nay, có 13 tỉnh, thành phố bị thiệt hại về rừng với diện tích gần 170.000ha. Trong đó, các địa phương: Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Phòng thiệt hại nặng nhất. Với khoảng 370.000ha đất có rừng, Quảng Ninh nằm trong tốp đầu cả nước về tỷ lệ che phủ rừng (khoảng 55%).

Sở NN&PTNT Quảng Ninh cho biết, sau bão số 3 chỉ khoảng 1/4 diện tích rừng trồng của tỉnh còn nguyên vẹn (khoảng 10.000ha). Hơn 110.000 ha rừng trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại. Nguy hiểm hơn, hạ tầng giao thông bị tê liệt khi 11/13 hệ thống vận chuyển dăm lên cảng bị bão phá tan hoang khiến tàu khó vào vận chuyển. Cùng với việc giá nguyên liệu giảm, Quảng Ninh còn đối mặt nguy cơ suy giảm tỷ lệ che phủ rừng. dự báo, tỷ lệ che phủ của tỉnh sẽ giảm hơn 10%, nghĩa là quay về thời điểm những năm 1990. 

Hơn 110.000 ha rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại. 

Tại tỉnh Bắc Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, tính đến ngày 23/9, cơ quan chuyên môn đã xác định khoảng gần một nửa trong tổng số hơn 100.000ha rừng trồng của tỉnh bị thiệt hại do mưa bão. Riêng phần diện tích bị thiệt hại trên 70% lên tới 14.000ha. Một số huyện miền núi như Sơn Động, Lục Ngạn bị thiệt hại nặng nề. Đến tận ngày 23/9, tình trạng sạt lở đất, gây thiệt hại về rừng, nhà ở, công trình, hạ tầng vẫn tiếp diễn ở các địa phương này. Cá biệt, một số khu dân cư tại xã An Bá, Tuấn Đạo, Yên Định (huyện Sơn Động), người dân trong cảnh nơm nớp vì xây nhà dựa lưng vào núi. 

Cùng với sự thiệt lớn về rừng sản xuất, rừng trồng ven biển tại các địa phương ven biển cũng bị bão gió và nước biển dâng, cuốn trôi hàng trăm ha, trong đó có nhiều cánh rừng cây trồng từ 2 đến 5 năm, đã bén rễ. Trong đó, có nhiều diện tích rừng thuộc dự án "Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển” (FMCR) và dự án Dự án “Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng” (KFS), với tổng vốn đầu tư 4,4 triệu USD, đã và đang thực hiện tại các tỉnh Nam Định, Ninh Bình Quảng Ninh, Hải Phòng và Thanh Hóa.

Qua kiểm tra sơ bộ, xác định có nhiều diện tích trồng rừng ngập mặn của dự án đã bị sóng đánh trôi và xô đổ cây rừng trồng. Riêng tại Quảng Ninh, do điều kiện mưa lũ và thuỷ triều dâng cao nên cán bộ dự án chưa tiếp cận được hiện trường để đánh giá, xác định được số liệu cụ thể về thiệt hại sau bão. 

Tại Hải Phòng, phường Bàng La (quận Đồ Sơn) trực tiếp kiểm tra được khoảng 30% diện tích rừng đã trồng ở vị trí cách đê từ 1,5 - 3km có thiệt hại ước tính khoảng 80%. Phường Tân Thành (quận Dương Kinh) ước tính thiệt hại từ  50% đến 90%. Tại Thanh Hoá, tổng diện tích trồng rừng là 395ha, trong đó có gần 285ha rừng trồng ngập mặn và hơn 110ha rừng trồng trên cạn. Qua kiểm tra, đánh giá bước đầu khu vực trồng tại xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc có hơn 40ha rừng ngập mặn trồng bị thiệt hại trên 70%.

Ngoài FMCR, Dự án “Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng” (KFS), với tổng vốn đầu tư 4,4 triệu USD, thực hiện tại Nam Định và Ninh Bình cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, phần diện tích bị đổ gãy và hư hại không đáng kể. 

Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, thống kê sơ bộ từ các chi hội gỗ dán, dăm gỗ, viên nén sau bão số 3, tổng thiệt hại của các doanh nghiệp hội viên thuộc ba chi hội trên là 510 tỷ đồng. Trong đó, chi hội gỗ dán thiệt hại 130 tỷ đồng qua thống kê sơ bộ thiệt hại của các doanh nghiệp tại các tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang,…do nhà xưởng bị đổ sập, nguyên liệu, sản phẩm bị cuốn trôi, máy móc hỏng. 

Chi hội viên nén gỗ thiệt hại 70 tỷ đồng, trong đó, hàng hóa bị thiệt hại do bị tốc mái, nước làm hỏng khoảng 30 tỷ và nhà máy bị tốc mái, sạt lở đất, máy móc hỏng kèm hàng hóa, nguyên liệu tại xưởng thiệt hại 40 tỷ đồng. Bị thiệt hại nặng nhất là chi hội dăm gỗ, với sơ bộ thống kê thiệt hại hơn 310 tỷ đồng do hỏng băng tải tại cảng cái Lân (thiệt hại 112 tỷ đồng); dăm bị cuốn trôi gần 17.000 tấn (thiệt hại gần 54 tỷ đồng) và rừng trồng của doanh nghiệp bị gãy đổ khoảng 2.000ha (thiệt hại 117 tỷ đồng). Ngoài ra, thống kê chưa đầy đủ, có 35 doanh nghiệp bị hỏng máy móc, tốc mái nhà xưởng do mưa bão và lũ quét, với tổng giá trị gần 30 tỷ đồng... 

Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị liên quan, địa phương cần rà soát lại các nguồn giống, khả năng cung ứng cây giống và nhu cầu sử dụng để lập phương án sản xuất, hỗ trợ cây giống trồng lại rừng (Ảnh minh họa). 

Cục Lâm nghiệp cho biết, với chu kỳ trồng rừng sản xuất cây sinh trưởng nhanh (từ 5-7 năm), lượng gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trong nước sau bão số 3 sẽ giảm khoảng 3,5 triệu m3/năm. Nguyên nhân bởi các diện tích bị gãy đổ do bão phải chờ 5-7 năm mới khai thác được. Mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2024 là 15,2 tỷ USD, vì thế, là một thách thức lớn cho toàn ngành. Để khẩn trương khắc phục hậu quả do bão số 3, cần thu hút nhiều hơn các thành phần kinh tế tham gia vào việc phát triển rừng trồng, chế biến gỗ và lâm sản. 

Nhằm khắc phục những thiệt hại đối với diện tích rừng do thiên tai gây ra, khẩn trương khôi phục sản xuất sau bão, lũ, Cục Lâm nghiệp đề nghị các địa phương có rừng, ngay sau khi kết thúc đợt thiên tai, khi điều kiện bảo đảm an toàn tổ chức thống kê, phân loại diện tích, mức độ rừng bị thiệt hại theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra để thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 02/2017/CP ngày 9/1/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Tập trung xử lý, khai thác rừng bị thiệt hại. Trong đó, đối với rừng trồng thuộc sở hữu của chủ rừng do chủ rừng quyết định việc khai thác, tận dụng, tận thu, sau khi khai thác, chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp khi có thời tiết thuận lợi. Đối với gỗ rừng sản xuất là rừng trồng do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, rừng phòng hộ là rừng trồng, tổ chức đánh giá mức độ thiệt hại, ước tính giá trị lâm sản tận thu; phương thức, điều kiện khai thác, tận thu. Sau khi khai thác, tận thu chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp khi có thời tiết thuận lợi.

Đối với diện tích rừng bị thiệt hại nhẹ, số cây còn lại đủ tiêu chí thành rừng thì chỉ tận thu những cây bị đổ, gẫy. Khẩn trương tiến hành vệ sinh rừng; thu gom, xử lý vật liệu cháy, sửa chữa các đường băng cản lửa giảm nguy cơ cháy rừng. Áp dụng các biện pháp lâm sinh khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung để phục hồi rừng, nâng cao chất lượng rừng. Phục hồi, trồng lại rừng sau thiên tai, khắc phục vườn ươm và chuẩn bị cây giống.

Cục cũng hướng dẫn các bước xác định diện tích rừng bị thiệt hại theo cả 2 cách, là truyền thống và sử dụng công nghệ. Dù vậy, việc cắm mốc theo phương pháp truyền thống gặp hạn chế vì nhiều điểm bị sạt, lở, giao thông khó khăn; trong khi áp dụng máy định vị GPS hoặc drone cần thêm thời gian để đồng bộ dữ liệu... 

Trước thiệt hại của ngành lâm nghiệp, lãnh đạo Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị liên quan, địa phương cần rà soát lại các nguồn giống, khả năng cung ứng cây giống và nhu cầu sử dụng để lập phương án sản xuất, hỗ trợ cây giống trồng lại rừng. Đồng thời, triển khai ngay việc sản xuất cây giống đảm bảo cung cấp đủ cây giống cho trồng vào vụ Xuân Hè năm 2025.

Các đơn vị cố gắng đẩy mạnh thu mua cây đổ, gãy của rừng trồng để làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ, nhất là sản xuất dăm. Doanh nghiệp có kế hoạch chuẩn bị gỗ nguyên liệu cho chế biến thông qua việc: tăng cường thu mua gỗ rừng trồng ở các địa phương khác; giảm xuất khẩu gỗ nguyên liệu ra; tăng nhập khẩu thêm gỗ nguyên liệu. Các doanh nghiệp chế biến bị ảnh hưởng, thiệt hại phải nhanh chóng có kế hoạch khôi phục sản xuất, không để đứt quãng, đứt chuỗi sản xuất.../.

 

Mai Hương 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline