Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 16:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Triển khai đồng bộ các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính

Thứ năm, 27/04/2023 04:04

TMO - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt được mục tiêu lượng khí phát thải nhà kính bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, bất cứ lộ trình giảm phát thải nào cũng đều cần sự quyết tâm từ các cơ quan quản lý và sự ủng hộ, tham gia tích cực của cộng đồng, doanh nghiệp.

Hiện nay, đã có gần 130 quốc gia, đại diện cho 88% tổng lượng phát thải thế giới, gồm các nước phát thải lớn như: Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đã cam kết hoặc hướng tới mục tiêu Net Zero. Mỗi quốc gia tự đặt ra mốc thời gian để đạt mục tiêu này, phần lớn là vào năm 2050, một số ít ngoại lệ vào năm 2035 và muộn nhất vào năm 2070.

Tại Đông Nam Á, các quốc gia thành viên ASEAN ngày càng gia tăng nhận thức về tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Những năm gần đây, Việt Nam thể hiện sự đóng góp tích cực vào mục tiêu chung của toàn thế giới. Tại Hội nghị lần thứ 27 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, Việt Nam đã nộp Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật tới Ban thư ký Công ước. So với NDC năm 2020, NDC cập nhật 2022 đã tăng mức đóng góp giảm phát thải không điều kiện đến năm 2030 từ 9% lên 15,8%; và đóng góp có điều kiện từ 27% lên 43,5% (so với kịch bản phát triển thông thường BAU).

Thời gian qua, nhiều chính sách pháp luật đã được thông qua nhằm thực hiện mục tiêu đó như Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với nội dung Quy định trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân trong thực hiện thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022, quy định chi tiết việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozon và phát triển thị trường carbon.

Đồng thời, ngày 18/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục các lĩnh vực, cơ sở có mức phát thải hàng năm từ 3.000 tấn CO2 trở lên phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Đặc biệt, ngày 26/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 896/QD-TTg về Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, đưa ra 87 biện pháp giảm phát thải kèm chi phí, tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện và theo dõi giám sát phát thải khí nhà kính..

Việt Nam hướng đến mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh, bền vững giảm phát thải trong sử dụng và cung cấp năng lượng. 

Trên cơ sở các Quyết định được Thủ tướng Chính phủ ban hành, các Bộ, ngành đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành độn của ngành triển khai cam kết tại COP26 với các chỉ tiêu rất cụ thể cho từng lĩnh vực. Bộ Công Thương đã nghiên cứu xây dựng chương trình giảm việc sử dụng năng lượng hóa thạch trong ngành năng lượng, lồng ghép trong quá trình xây dựng Quy hoạch điện VIII và Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Kế hoạch triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; triển khai rà soát các dự án trao đối tín chỉ các bon rừng, triển khai các sáng kiến thuộc lĩnh vực nông nghiệp đã tham gia tại Hội nghị COP26.

Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng, trình ban hành Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải; xây dựng cơ chế, chính sách và lộ trình phát triển phương tiện giao thông điện (E-mobility) cho cấp quốc gia và thành phố. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, công bố Báo cáo tiềm năng năng lượng gió, sóng ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là các dự án điện gió ngoài khơi...

Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 và các biện pháp thực hiện Kế hoạch giảm phát thải khí metan. Toàn nền kinh tế sẽ tham gia vào quá trình thực hiện mục tiêu này, trong đó, các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính quốc gia của giai đoạn 2021-2030 được xác định cho 5 lĩnh vực: Năng lượng, nông nghiệp, LULUCF (Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp), chất thải và các quá trình công nghiệp.

Trước hết, cần giảm phát thải trong sử dụng và cung cấp năng lượng: Lĩnh vực năng lượng sẽ tập trung giảm phát thải trong sử dụng năng lượng và cung cấp năng lượng. Cụ thể, sử dụng điều hòa nhiệt độ và thiết bị lạnh hiệu suất cao trong dịch vụ thương mại và gia dụng; sử dụng đèn thắp sáng tiết kiệm điện; sử dụng thiết bị đun nước nóng mặt trời; sử dụng khí sinh học và nhiên liệu sạch hơn thay than cho đun nấu gia đình ở nông thôn; sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp; sử dụng các thiết bị điện, thiết bị lạnh hiệu suất cao trong dịch vụ.

Giải pháp giảm phát thải trong cung cấp năng lượng gồm: Phát triển năng lượng tái tạo như thuỷ điện nhỏ, năng lượng gió, mặt trời; phát triển nhiệt điện sinh khối, điện rác thiêu đốt và điện rác chôn lấp, điện khí sinh học; sử dụng công nghệ tua-bin khí hỗn hợp dùng LNG; phát triển công nghệ nhiệt điện cực siêu tới hạn.

Thứ hai, phát triển nông nghiệp thông minh để giảm phát thải: Lĩnh vực nông nghiệp thực hiện việc giảm phát thải thông qua các biện pháp như ứng dụng các giải pháp quản lý cây trồng tổng hợp; áp dụng các công nghệ trong trồng trọt như tưới khô ướt xen kẽ và SRI ở vùng có hạ tầng đầy đủ; hiện đại hoá tưới nước và bón phân cho cây dài ngày; rút nước giữa vụ trong canh tác lúa; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả thành đất cây trồng cạn hoặc đất tôm - lúa; bón phân compost và nông nghiệp hữu cơ; thay phân đạm bằng các loại phân chậm tan, phân hóa chậm; cải thiện khẩu phần ăn gia súc nhai lại; tuần hoàn chất thải nông nghiệp làm phân hữu cơ; phát triển sử dụng khí sinh học. Giảm phát thải khí mê-tan trong các tiểu lĩnh vực, đặc biệt là canh tác lúa nước và quản lý chất thải vật nuôi, phế phụ phẩm nông nghiệp là các biện pháp nhằm thực hiện tuyên bố của Việt Nam tại COP26, giảm phát thải khí mê-tan 30% vào năm 2030 so với mức phát thải của năm 2020.

Thực hiện cam kết về rừng và sử dụng đất tại COP 26: Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có ở vùng đồi núi, trong đó ưu tiên các điểm nóng về mất rừng và suy thoái rừng; bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng ven biển; phục hồi rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; nâng cao chất lượng và trữ lượng các-bon rừng tự nhiên nghèo; nâng cao năng suất và trữ lượng các-bon của rừng trồng gỗ lớn; nhân rộng các mô hình nông lâm kết hợp để nâng cao trữ lượng các-bon và bảo tồn đất; quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Các biện pháp giảm phát thải trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp LULUCF thể hiện quyết tâm của Việt Nam thực hiện Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất.

Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, nâng cao chất lượng và trữ lượng các-bon rừng tự nhiên. 

Quản lý chất thải và ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp: Lĩnh vực chất thải sẽ thực hiện các biện pháp quản lý, giảm phát sinh chất thải rắn; phát triển và áp dụng công nghệ tái chế chất thải rắn; sản xuất phân compost và nhiên liệu có nguồn gốc từ chất thải (RDF); thu hồi, đốt và sử dụng khí mê-tan từ bãi chôn lấp chất thải rắn; xử lý kỵ khí có thu hồi khí mê-tan cho phát điện; tối ưu hóa điều kiện xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học để loại bỏ khí mê-tan từ quá trình xử lý nước thải sinh hoạt; thu hồi khí mê-tan từ xử lý nước thải công nghiệp.

Lĩnh vực các quá trình công nghiệp tập trung chuyển đổi, sử dụng phụ gia khoáng thiên nhiên thay thế clinker; sử dụng phụ gia là phế thải từ các ngành công nghiệp thay thế clinker; áp dụng công nghệ tốt nhất (cải tiến công nghệ BOF) để giảm phát thải N2O cho ngành hóa chất; áp dụng công nghệ tốt nhất để giảm phát thải trong ngành thép; sử dụng các môi chất lạnh thân thiện với khí hậu; thu hồi, tái chế và tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ozone HFCs.

Hiện nay, theo nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, các Bộ, ngành thuộc lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính đang xây dựng Kế hoạch giảm phát thải của ngành, lĩnh vực thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 với lộ trình cụ thể đối với từng lĩnh vực theo mục tiêu đề ra và giao chỉ tiêu để thực hiện. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang rà soát, cập nhật danh mục cở sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính trong năm 2023 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cùng với đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ: Chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc có liên quan căn cứ tiêu chí quy định đối với các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (Điều 6 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP) để rà soát, cập nhật, điều chỉnh danh mục các cơ sở trên địa bàn quản lý; Tổ chức theo dõi thực hiện và yêu cầu các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiếm kê khí nhà kính trên địa bàn; Chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc có liên quan tổ chức thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở theo quy định.

 

 

Thu Hồng

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline