Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/06/2025 01:06

Tin nóng

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hà Nội cần tái thiết không gian phát triển theo hướng mở, đa trung tâm

Bình Dương: Thêm nhiều cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phải thay đổi tư duy quản lý, tư duy hành chính và tư duy về địa giới hành chính

Việt Nam - Thụy Điển: Đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam – Litva: Đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác khoa học công nghệ

Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

TP. Huế: Hơn 1.100 tàu thuyền đã vào bờ tránh bão số 1

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

Cắt giảm tối đa điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh thành bão

Hợp nhất Lâm Đồng - Đắk Nông - Bình Thuận: Cơ hội để tái cấu trúc toàn diện mô hình phát triển vùng

Vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

Thủ tướng đề xuất các giải pháp thúc đẩy bảo tồn, phát triển đại dương xanh

Vai trò của Tuần lễ Biển, Hải đảo trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam gặp mặt các chuyên gia, nhà khoa học nhân Ngày Môi trường Thế giới

Thứ sáu, 20/06/2025

Triển khai đồng bộ các biện pháp ứng phó thời tiết bất thường

Thứ năm, 15/05/2025 06:05

TMO - Nhằm chủ động ứng phó với các hiện tượng cực đoan như mưa lớn, dông lốc, hạn hán tỉnh Gia Lai đã sớm triển khai hiệu quả đồng bộ thích ứng với tình hình thời tiết cực đoan; các ngành chức năng tăng cường theo dõi dự báo khí tượng thủy văn, rà soát phương án phòng, chống thiên tai và bảo vệ sản xuất, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.

Các đợt thiên tai, dông lốc vừa mới xảy ra tại các địa phương trên cả nước cho thấy sự phức tạp và khó lường của thời tiết, đòi hỏi các cấp chính quyền và người dân phải nâng cao ý thức cảnh giác, tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm và triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời.

Bên cạnh đó, tại tỉnh Gia Lai, thời tiết khô hạn, lốc xoáy vẫn gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân đại phương. Những hiện tượng này không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân, nhất là tại các khu vực vùng cao, vùng sâu.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường, từ đầu năm đến nay, hạn hán cục bộ, lốc xoáy, sương muối đã gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu của người dân trên địa bàn tỉnh là hơn 9, 5 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại do hạn hán hơn 6,3 tỷ đồng; dông, lốc, sét, mưa đá gây thiệt hại khoảng 2,1 tỷ đồng và thiệt hại do sương muối tại huyện Kbang hơn 1,2 tỷ đồng.

Đơn cử, từ nhiều năm nay, cánh đồng Đak Kut (xã A Dơk, huyện Đak Đoa) rộng khoảng 140 ha được người dân ở làng như A Dơk Kông, Broach sản xuất lúa nước và hoa màu. Tuy nhiên, do không có công trình thủy lợi, người dân chủ yếu dựa vào nguồn nước trời nên việc sản xuất dễ gặp thiệt hại nếu nắng hạn kéo dài. Điển hình như vụ Đông Xuân 2024-2025, nắng hạn kéo dài đã làm mất trắng 52 ha lúa nước của người dân. Theo người dân địa phương cho biết,  năm nay, bà con trong làng sản xuất khoảng 23 ha lúa nước và hoa màu trên cánh đồng Đak Kut.

Tuy nhiên, toàn bộ khu vực cánh đồng không có hồ chứa tích trữ nước nên người dân chủ yếu dựa vào nguồn nước trời nên thường xuyên bị thiệt hại do hạn hán gây ra. Trong Đông Xuân 2024-2025, nắng nóng kéo dài nhiều hộ trong làng bị mất trắng do không đủ nước tưới.

Cơ quan chuyên môn của huyện, xã đã tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tránh hạn hán nhưng vì không có nguồn nước tích trữ nên khó lựa chọn cây trồng phù hợp. Mong muốn lớn nhất của người dân là được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thì mới hạn chế thiệt hại do hạn hán gây ra. Không chỉ hạn hán cục bộ trên các loại cây trồng, những ngày cuối tháng 4, mưa lớn kèm gió mạnh tại một số địa phương như: Krông Pa, Kbang, Ia Grai… đã gây thiệt hại về nhà cửa và hoa màu.

Mưa lớn, gió lốc khiến nhiều nhà dân huyện Krông Pa bị tốc mái. Ảnh: Ngọc Châu. 

Tại huyện Krông Pa mưa dông kèm gió lốc vào chiều ngày 25-4 đã làm tốc mái 69 căn nhà của người dân tại xã Chư Rcăm, Ia Rsai và Ia Rsươm, chưa kể diện tích hoa màu cũng bị thiệt hại. Lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa-cho biết, sau khi mưa lớn và lốc xoáy xảy ra gây thiệt hại nhà cửa và hoa màu của người dân, Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của huyện phối hợp với các xã thăm hỏi, hướng dẫn người dân chủ động mua vật liệu về khắc phục, sửa chữa lại nhà ở sớm ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, đề xuất UBND huyện hỗ trợ một phần kinh phí giúp người dân vượt qua khó khăn do thiên tai gây ra. Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ và Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến khó lường. Tổng lượng mưa trong những tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh Gia Lai thấp hơn so với trung bình nhiều năm trước từ 39-90%.

Dự báo, mùa mưa năm nay ở Gia Lai sẽ đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm trước.  Tuy nhiên theo Đại diện Đài Khí tượng Thủy văn Gia Lai, hiện nay, Gia Lai đang bước vào giai đoạn đầu mùa mưa, dự báo trong thời gian tới sẽ xuất hiện những hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc xoáy, mưa đá, gió giật mạnh và mưa lớn cục bộ vào buổi chiều và tối ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và tính mạng con người.

Vì vậy, chính quyền địa phương, các sở, ngành liên quan cùng người dân cần chủ động theo dõi các bản tin dự báo thời tiết để có phương án ứng phó kịp thời khi có tình huống xảy ra. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai cho biết, từ đầu năm đến nay, các hiện tượng thiên tai đã gây thiệt hại cục bộ tại một số địa phương đã làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân.

Đặc biệt, hiện nay đang bước vào giai đoạn chuyển mùa dễ xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn đến thiệt hại về người và tài sản của người dân và Nhà nước. Để chủ động ứng phó, ngành nông nghiệp phối hợp cùng các đơn vị liên quan thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa và sẵn sàng các giải pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong thời gian tới, đề nghị các địa phương thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết trên địa bàn để chủ động ứng phó kịp thời với thiên tai.

Người dân phải cắt lúa bỏ đi do thời tiết khô hạn, không đủ nước tưới, lúa lép hạt. 

Bên cạnh đó, thống kê kịp thời tình hình thiệt hại về Sở Nông nghiệp và Môi trường để báo cáo UBND tỉnh có hướng xử lý. Nhằm chủ động, ứng phó hiệu quả với tình trạng thời thiết bất thường, ngày 31/8/2024,UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1858/UBND-NL thực hiện triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung tổ chức rà soát nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 1478/KH-UBND ngày 09/07/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai để tổ chức triển khai thực hiện.

Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch thực hiện Chiến lược hàng năm của ngành, địa phương cho phù hợp Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và địa phương; trong đó xác định cụ thể thời gian hoàn thành, kinh phí; cơ quan, tổ chức được giao chủ trì hoặc phối hợp thực hiện; ưu tiên triển khai các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án trọng điểm được nêu tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch số 1478/KH-UBND.

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các loại hình thiên tai thường gặp như bão, áp thấp nhiệt đới khi vào gần bờ và lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất. Chủ động di dời dân cư sinh sống trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai đến nơi an toàn (khu vực ven sông, suối, kênh, rạch, sườn đồi núi có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét; khu vực thấp trũng, ven sông, suối thường xuyên bị ngập úng, chịu ảnh hưởng của bão;...).

Tổ chức rà soát, diễn tập triển khai phương án ứng phó thiên tai, sơ tán dân cư khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ", đặc biệt là tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội từng vùng. Hoàn thiện việc lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát tại các vị trí trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai.

Đồng thời, huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, Quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn lực hợp pháp khác để triển khai thực hiện; tăng cường lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các kế hoạch, chương trình, dự án để thực hiện, trong đó ưu tiên bố trí kinh phí để tập trung thực hiện các nhiệm vụ. Cùng với đó, kiện toàn lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp theo hướng tinh gọn, hiệu quả; hoàn thiện xây dựng, đào tạo, cung cấp trang thiết bị, tập huấn cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã bảo đảm thực thi nhiệm vụ khi có yêu cầu…/.

 

Hoàng Vân

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline