Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 19/04/2025 08:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ bảy, 19/04/2025

Trà Vinh mở rộng, phát triển diện tích rừng

Thứ ba, 21/01/2025 07:01

TMO - Mở rộng diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất là một trong số những nhiệm vụ trọng tâm mà tỉnh Trà Vinh chú trọng triển khai. Những năm qua, địa phương đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu phát triển diện tích rừng trên địa bàn.

Thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh, sau 3 năm thực hiện Dự án Đầu tư trồng rừng phòng hộ ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, đến đầu năm 2024, Trà Vinh đã trồng mới và chăm sóc phát triển đạt tổng diện tích rừng hơn 9.620 ha, độ che phủ rừng của tỉnh đạt 4,1%, tăng 0,3% so năm 2022.

Để đạt mục tiêu về phát triển diện tích rừng đến năm 2025, tỉnh Trà Vinh đang thực hiện chính hỗ trợ khuyến khích hộ nông dân, tổ chức khi thực hiện trồng rừng trên đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức, hộ nông dân hoặc theo các quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, tổ chức, hộ nông dân trồng rừng (cây đước) đạt diện tích tập trung từ 0,3 ha trở lên sẽ được tỉnh hỗ trợ 50% tiền mua cây giống, không quá 37 triệu đồng/ha.

Là địa phương có rừng ngập mặn chiếm hơn 90%/tổng diện tích rừng của tỉnh, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển, giảm tác động của sóng biển, ngăn mặn xâm nhập và duy trì đa dạng sinh học…Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Trà Vinh cho biết, những năm qua, ý thức từ cộng đồng và các doanh nghiệp về bảo vệ rừng từng bước được nâng cao.

Bên cạnh các dự án trồng rừng của ngành triển khai; trong đó, vai trò của người dân tại các huyện, thị xã vùng ven biển tham gia rất tốt về quản lý, bảo vệ rừng. Đặc biệt, các hộ nuôi thủy sản tích cực phát triển, trồng dặm cây rừng vào ao nuôi thủy sản để tạo bóng râm hay công tác nhận giao khoán, bảo vệ rừng từ cộng đồng xung quanh khu rừng… góp phần gìn giữ và phát triển “lá phổi xanh” trong môi trường. Trong năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh tổ chức trồng mới và trồng bổ sung 416ha rừng, vượt 177,21% kế hoạch từ dự án “Đầu tư trồng rừng phòng hộ ven biển ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021 - 2025”; kế hoạch “Trồng rừng, trồng cây xanh phân tán trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025”; phương án “Trồng rừng thay thế diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thi công các dự án”; sự tham gia các tổ chức trong nước và quốc tế đầu tư phát triển trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh…

Hiện toàn tỉnh có 9.620,48ha rừng, đạt 4,15% độ che phủ rừng; Ban Quản lý rừng phòng hộ Trà Vinh đã tổ chức ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng với diện tích 3.383/3.589ha, đạt 94,26% so với kế hoạch. Có thể thấy lợi ích của việc trồng rừng ngập mặn ở Trà Vinh đã góp phần rất lớn nhằm hạn chế tác động BĐKH.

Trong đó, vai trò các tán rừng đã tham gia hấp thụ CO2, giảm phát thải khí nhà kính; bảo vệ vùng ven biển trước bão, sóng lớn và xâm nhập mặn. Bảo vệ hệ sinh thái trong môi trường tự nhiên để tạo môi trường sống cho nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Đồng thời duy trì sự cân bằng hệ sinh thái vùng ngập mặn nhằm góp phần ổn định kinh tế và hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng người dân vùng ven biển từ việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng và khai thác nguồn lợi thủy sản bền vững … Được biết, năm 2024, do ảnh hưởng của các đợt triều cường kết hợp với sóng to đã làm sạt lở 82,78ha rừng phòng hộ ven biển trên địa bàn của huyện Cầu Ngang 31,63ha, Duyên Hải 42,28ha, Châu thành 6,81ha và thị xã Duyên Hải 2,06ha.

Tích cực trồng và mở rộng diện tích rừng phòng hộ ven biển có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường, chống BĐKH. (Ảnh minh hoạ: NP). 

Vì vậy, việc phát triển, trồng mới rừng phòng hộ, rừng sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong phòng, chống xói mòn và bảo vệ đất. Rừng ngập mặn giúp cố định đất, ngăn chặn tình trạng xói mòn đất và bồi lắng phù sa ven bờ, ven cửa sông, cửa biển...Chia sẻ của một số người dân tại ấp Phước Thiện, xã Đông Hải (huyện Duyên Hải), nhờ có hệ thống rừng ngập mặn (hơn 04ha) được nhà nước giao khoán bảo vệ từ hơn chục năm nay, đã mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình khá ổn định và ngăn chặn việc xói lở từ phía ngoài biển vào.

Ngoài việc khai thác, nuôi thủy sản dưới tán rừng được giao khoán; đối với diện tích nuôi tôm, cua của gia đình gần 0,6ha cũng được gia đình quan tâm đến trồng dặm cây rừng vào vuông nuôi thủy sản… Nhờ có cây rừng nên môi trường tự nhiên được ổn định; nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm không nhiều, từ đó, các loài thủy sản phát triển tốt, ít xảy ra dịch bệnh.

Hàng năm, các hộ gia đình cũng có thu nhập trên 100 triệu đồng từ nuôi và khai thác thủy sản kết hợp rừng. Với các giải pháp phát triển rừng ở Trà Vinh như qua Dự án “Đầu tư trồng rừng phòng hộ ven biển ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021 - 2025”; Kế hoạch “Trồng rừng, trồng cây xanh phân tán trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025”; từ đó, việc trồng mới và phục hồi rừng ngập mặn (trồng cây như đước, mắm, bần…) để cải thiện diện tích rừng; nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ rừng, kết hợp với các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước cũng như ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc giám sát, quản lý rừng và phòng, chống xâm hại rừng…

Điều đó không chỉ góp phần ứng phó với BĐKH mà còn giúp cải thiện chất lượng sống và môi trường cho cộng đồng dân cư địa phương. Tại xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang hiện có 04 tổ trồng rừng, với 51 thành viên. Ngoài việc tham gia trực tiếp trồng rừng tại địa phương, thành viên các tổ còn phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài tỉnh để trồng rừng theo dự án.

Người dân địa phương cho biết, không chỉ thực hiện ký kết trồng rừng theo dự án; các thành viên thuộc Tổ trồng rừng ở ấp Nhì, xã Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang) còn được Nhà nước giao khoán diện tích bảo vệ rừng và phối hợp cùng ngành Kiểm lâm để bảo vệ rừng, phòng, chống khai thác, xâm phạm rừng phòng hộ ven biển ở khu vực từ Mỹ Long Bắc - thị trấn Mỹ Long - Mỹ Long Nam.

Trong năm 2024, các tổ trồng rừng ở xã Mỹ Long Nam thực hiện được hơn 23ha; trong đó, trồng mới 20ha rừng tại huyện Cầu Ngang và 03ha ở khu vực huyện Châu Thành. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Phương án quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 217/QĐ-UBND, ngày 29/01/2021.

Trong năm 2025, Trà Vinh phấn đấu đạt tỷ lệ che phủ rừng 4,2%. Đồng thời, thực hiện trồng mới 30ha rừng tập trung, chăm sóc 160ha, khoán bảo vệ 3.338ha. Hiện nay, Sở NN&PTNT Trà Vinh tiếp tục tăng cường quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, chọn loài cây trồng phù hợp; thực hiện chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng để trồng cây, trồng rừng phát triển tốt.

Đồng thời tăng cường công tác quản lý rừng bền vững và cung cấp chứng chỉ rừng và phát triển dịch vụ môi trường rừng. Trong thời gian tới, Trà Vinh sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trồng cây, gây rừng trong tổ chức, người dân và doanh nghiệp. Duy trì và thực hiện hiệu quả phong trào thi đua: “Người trồng cây, nhà nhà trồng cây, toàn dân trồng cây, trồng rừng” và gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

Rừng có giá trị rất lớn về môi trường, kinh tế - xã hội và quốc phòng- an ninh; là nguồn sinh kế cho Nhân dân trong tỉnh, thông qua các hoạt động khai thác, nuôi thủy sản, gió cát, sản xuất dưới tán rừng... góp phần quan trọng bảo vệ khu vực dân cư và hoạt động sản phẩm xuất vùng biển ven biển. Hiện rừng ngập mặn ven biển tỉnh Trà Vinh đã từng bước khôi phục và phát triển; ý thức bảo vệ, chăm sóc rừng của người dân địa phương được nâng cao. Đây là tín hiệu tích cực tạo ra môi trường trong làm, giảm những tác hại làm tăng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

 

Bình An

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline