Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 21/12/2024 23:12

Tin nóng

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Thứ bảy, 21/12/2024

Trà Vinh: Chủ động ứng phó mùa hạn, mặn

Thứ bảy, 21/12/2024 06:12

TMO - Mùa hạn, mặn năm 2024 được dự báo diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, tỉnh Trà Vinh đã chủ động lên kế hoạch sớm, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống trong cao điểm hạn, mặn, nhằm cung cấp đủ nguồn nước, đảm bảo tốt nhất cho đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, đợt hạn, mặn mùa khô 2019 - 2020 tỉnh này ước thiệt hại khoảng 1.000 tỉ đồng; trong đó cây lúa bị thiệt hại nặng nhất, với 919 tỉ đồng. Bên cạnh đó, hàng chục héc ta hoa màu và hơn 271ha cây ăn trái trong tỉnh cũng bị thiệt hại trên 30% diện tích. Hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2019 - 2020 cũng làm hàng nghìn hộ dân nông thôn bị thiếu nước sinh hoạt.

Mùa khô 2024, do nằm giáp biển nên tỉnh Trà Vinh chịu ảnh hưởng khá sớm, khi vừa bước vào tháng 12-2023. Đến những ngày đầu tháng 3-2024, mặn trên các nhánh sông Hậu, sông Cổ Chiên đã tăng cao và kéo dài.

Theo thông tin dự báo xu thế thiên tai tại vùng đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 12/2024 - 5/2025 của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, tình trạng xâm nhập mặn mùa khô năm 2024-2025 tuy không nghiêm trọng như mùa khô năm 2015-2016 và 2019-2020, nhưng vẫn ở mức cao hơn trung bình. Có thể nói Trà Vinh là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng lớn của xâm nhập mặn. Nước mặn xâm nhập vào tỉnh Trà Vinh thông qua ba cửa sông chính - sông Cổ Chiên, sông Hậu và sông Long Toàn.

Trước tình hình trên, để chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả tình hình khô hạn, xâm nhập mặn mùa khô 2024-2025; đảm bảo nguồn nước ngọt cho nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã xây dựng Kế hoạch phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, đơn vị khai thác công trình thủy lợi Trà Vinh theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn và diễn biến hạn, mặn.

Tăng cường khảo sát, đánh giá tình hình xâm nhập mặn trên các tuyến kênh rạch chính, kịp thời thông báo cho các ngành, địa phương và nhân dân biết nhằm chủ động ứng phó trong sinh hoạt và sản xuất. Đồng thời, đôn đốc các địa phương trục vớt lục bình, nạo vét hệ thống kênh nội đồng để khơi thông dòng chảy và trữ nước. Đơn vị khai thác công trình thủy lợi Trà Vinh phối hợp các địa phương xây dựng kế hoạch vận hành các cống đầu mối trên địa bàn phục vụ sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2024-2025 và Hè Thu năm 2025.

Tăng cường quan trắc nguồn nước trên các kênh rạch chính, tại vị trí các cống đầu mối và trong nội đồng, tiến hành đóng các cống đầu mối khi độ mặn từ 1‰ trở lên; tranh thủ mở cửa cống lấy nước khi độ mặn giảm dưới 1‰, đảm bảo mực nước ngọt trong nội đồng đạt cao trình tối thiểu 0,5m. Các địa phương huy động lực lượng giải tỏa các vật cản trên kênh, rạch, triển khai trục vớt lục bình đảm bảo dòng chảy, đủ điều kiện dẫn nước tưới từ công trình đến hệ thống kênh dẫn; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi như sửa chữa cống, bọng, nạo vét kênh cấp II, phấn đấu hoàn thành trong tháng 12/2024 để đưa vào vận hành khai thác.

Tỉnh Trà Vinh đã sớm lên kế hoạch ứng phó hạn, mặn hiệu quả trong những tháng cuối năm 2024 đầu năm 2025. (Ảnh minh hoạ).

Kịp thời ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh vào đầu mùa khô; rà soát, kiểm tra, hạn chế tối đa tình trạng rò rỉ thất thoát nước; xây dựng kế hoạch vận hành hiệu quả Trạm bơm điện kênh 3 tháng 2 đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản- Quản lý chát lượng kiểm tra, rà soát, điều chỉnh cơ cấu cây trồng và lịch thời vụ sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế. Đặc biệt là vụ lúa Đông Xuân 2024-2025, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân xuống giống theo đúng lịch thời vụ.

Chú ý xuống giống thời điểm phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn nước của từng vùng; sử dụng các giống thích nghi với điều kiện hạn mặn; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác, chăm sóc cây trồng trong điều kiện thiếu nước ngọt; tưới tự động, tưới nhỏ giọt, phun sương, tưới ướt khô xen kẽ... để tiết kiệm nước. Ngoài ra, ngành chuyên môn khuyến cáo mức độ chịu mặn của một số loại cây trồng phổ biến để người dân biết và lấy nước tưới cho phù hợp.

Kiên quyết không để người dân sản xuất tự phát, không theo quy hoạch, ở những khu vực có nguy cơ thiếu nước tưới. Đối với cây hoa màu nông dân chỉ xuống giống ở những vùng canh tác truyền thống và chủ động được nguồn nước ngọt để tưới. Với cây ăn trái và cây lâu năm, các đơn vị rà soát, khoanh vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, cân đối nguồn nước cần thiết trong thời gian bị ảnh hưởng xâm nhập mặn để chủ động tích trữ nước ngọt tưới cho cây trồng.

Đơn vị chuyên môn thường xuyên kiểm tra, kịp thời xử lý khi phát sinh dịch bệnh trên cây trồng trong mùa khô. Ở lĩnh vực chăn nuôi, các đơn vị hướng dẫn người dân dự trữ thức ăn, nước uống cho đàn vật nuôi; thực hiện các biện pháp vệ sinh tiêu độc, sát trùng chuồng trại, phòng ngừa các loại dịch bệnh thường xảy ra đối với gia súc, gia cầm trong mùa khô; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát.

Chú ý, phát hiện kịp thời các ổ dịch để có biện pháp ứng phó, ngăn chặn. Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các đơn vị hướng dẫn người dân biện pháp phòng chống, ứng phó hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong lĩnh vực thủy sản, theo dõi tình hình biến động của thời tiết và môi trường nước như nhiệt độ, độ mặn, pH... để hướng dẫn, khuyến cáo người dân bố trí loại con nuôi và thời vụ nuôi phù hợp. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn xây dựng kế hoạch cấp nước cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô hạn, đảm bảo về số lượng và chất lượng nguồn nước để phục vụ nhân dân.

Thông tin từ Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, theo nhận định của ngành chức năng, mùa khô 2024-2025, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khả năng thiếu nước cục bộ, xâm nhập mặn sâu vào các cửa sông, nguy cơ ảnh hướng đời sống, sản xuất của người dân.

Cùng với các giải pháp ứng phó trên, ngành nông nghiệp cũng đã xây dựng kịch bản rủi ro thiên tai theo 2 cấp độ 1 và 2, với các phương án ứng phó cụ thể đối với từng trường hợp nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán, mặn xâm nhập gây ra. Nhưng những năm gần đây, nhờ địa phương luôn chủ động triển khai các biện pháp ứng phó ngay từ đầu mùa khô, cùng hệ thống các công trình thủy lợi do Trung ương đầu tư trên địa bàn tỉnh như Trạm bơm Kênh 3 tháng 2 (huyện Tiểu Cần), Cống Tân Dinh và Cống Bông Bót (huyện Cầu Kè) đã phát huy cao tác dụng “ngăn mặn, trữ ngọt”, đảm bảo tích trữ, bơm chuyền đủ lượng nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân trong tỉnh.

Bên cạnh đó, các địa phương đã hỗ trợ người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện hạn hán, thiếu nước. Áp dụng các biện pháp canh tác hiệu quả, phù hợp với diễn biến nguồn nước. Chủ động dự báo, thông tin kịp thời về diễn biến của hạn hán và xâm nhập mặn để người dân chủ động trong việc lấy nước, tích trữ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

 

Hoài Ân

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline