Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 08:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ năm, 19/09/2024

Thủy Ba nổi tiếng với phường bắt cọp

Thứ năm, 10/02/2022 15:02

TMO - Không phải là huyền thoại hay truyền kỳ, nghề bắt cọp ở Thủy Ba được chép vào sách vở, lưu truyền bằng hiện vật, thực chứng bằng con người cụ thể.

Làng Thủy Ba gồm 3 thôn hợp thành: Thủy Ba Hạ, Thủy Ba Đông và Thủy Ba Tây; trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thuộc tổng Thủy Ba, phủ Vĩnh Linh, nay là xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Cổng chào xã Vĩnh Thủy ngày nay gợi nhắc câu chuyện bắt cọp tại Thủy Ba cũng như tinh thần hiên ngang của cha ông trước đó

Thuở xưa, rừng rú còn rậm rạp, cọp, beo, lợn rừng, khỉ, vượn... thường kéo về từng bầy, bẻ sắn, ngô, vồ người, bắt trâu, cõng bò của dân lành rất rùng rợn. Để tự vệ, dân Thủy Ba lập ra một phường săn gồm những trai tráng khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tháo vát và phải là những người thực sự can đảm, không sợ hiểm nguy, tình nguyện gia nhập.

Báu vật ở làng là những lưới, đinh ba bắt cọp. Vật liệu được dùng để đan lưới phải là cây sót (một loại dây leo mọc ở rừng), đập giập, phơi khô, sợi to bằng chiếc đũa, rất bền và chắc. Mỗi mắt lưới rộng vừa lọt nắm tay. Triêng lưới bện bằng mây song, mỗi "tay lưới" dài từ 8 - 12m, rộng 3 - 4m, nặng đến 2 đòn khiêng. Các làng chọn người hợp thành 20 "sâu" từ 10 đến 12 người. Mỗi "sâu" tự sắm sửa từ 4 đến 6 tay lưới. Chỉ trừ con cháu các nhà giàu học hành đỗ đạt hay làm chức sắc, tráng đinh từ 17 tuổi trở lên đều phải gia nhập phường săn cọp.

Lưới bắt cọp của người dân Thủy Ba lúc bấy giờ

Mỗi khi “dọi dấu” được chân cọp, làng Thủy Ba sẽ làm lễ thượng vong xin rải lưới: giết một con gà trống rồi xem chân gà bói quẻ tốt xấu. Người chỉ huy cho các "sâu" dựng lưới vây quanh vùng đã xác định, gọi là "ải". Có khi "ải" rộng đến 2ha, lưới chừa lại một phần tư đường tròn làm "cửa ải".Vây lưới xong, người ta phát quang để chia rừng thành ba khoảng cách biệt nhau, một số cây cao cũng được triệt hạ để đề phòng cọp leo lên nhảy vọt qua lưới. Một "sâu" được phân công cầm mác, nạng chờ sẵn ngoài vòng lưới. Một bộ phận khác gồm những người gan góc, khỏe mạnh lùng sục dồn cọp vào lưới.

Những dụng cụ bắt cọp hiện được trưng bày tại phòng truyền thống xã Vĩnh Thủy để ghi nhớ về một thời gian nan của cha ông

Chuông, trống gióng lên, thúc dồn ngũ liên, người trưởng phường la lớn: "Thủy Ba đứng dậy cho đều/Nghe tiếng ta reo, hùm vọt dậy". Người bốn phía cùng hô theo đồng thanh: "Reo, reo, reo"...Họ vừa hô vừa khép chặt vòng vây, cọp lao vọt từ khoảng này qua khoảng khác, mọi người lập tức nhổ lưới vây. Cọp là giống thú tinh khôn và hung dữ, bị dồn vào thế cùng lại càng dữ tợn. Nó nằm im trong các lùm cây rậm, bất thần nhảy ra tấn công phường săn.

Vòng trong vòng ngoài tiếp tục hò reo, cọp hoảng hốt vọt khỏi chỗ nấp. Đây là lúc quyết liệt nhất, một là cọp lao đầu vào lưới, hai là tấn công trực diện vào những người cầm mác, cầm nạng. Mặc cho cọp vùng vẫy, lưới càng ép sát, thu hẹp, rồi khóa kín. Ba bốn ngày cọp la hét, lồng lộn nên đói, kiệt sức. Khi ấy, mọi người mới tìm cách dồn cọp vào một lọ lớn bằng mây song, rồi từ đó dồn cọp sang rọ nhỏ hơn, đóng bằng gỗ như kiểu "cũi" gọi là rọ kẹp. Bấy giờ làng làm lễ hạ vong cúng mâm xôi con gà.

Kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, Thủy Ba trở thành vùng chiến khu, bom đạn triền miên. Cọp dần thưa vắng, lùi vào rừng sâu. Những tay lưới, đinh ba được đưa về trưng bày ở nhà truyền thống xã như để nhắc nhở hậu thế về một thời cha ông họ đối mặt với gian nan.

 

 

Mai Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline