Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/01/2025 08:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ ba, 21/01/2025

Thực trạng phát triển năng lượng gió, sóng ngoài khơi (Bài 1)

Thứ năm, 05/05/2022 21:05

TMO -  Theo kết quả  khảo  sát  của chương trình đánh giá về năng lượng cho Châu Á của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có tiềm năng gió trung bình so với các nước trên thế giới và trong khu vực nhưng thuộc diện lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng tiềm năng điện gió ước đạt 513.360 MW, lớn gấp 200 lần công suất của nhà máy thuỷ điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện Việt Nam năm 2020.

Thực trạng và xu thế phát triển tiềm năng năng lượng gió trên thế giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay, đặc biệt là sau thỏa thuận Paris về BĐKH và thỏa thuận Net-ZERO tại COP26, năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng gió nói riêng được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhất nhằm giảm BĐKH toàn cầu. Chuyển đổi sang năng lượng sạch và năng lượng tái tạo là một giải pháp cần thiết để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững đến năm 2030 do Liên hợp quốc đề ra. Năng lượng gió ngoài khơi là một nguồn năng lượng tái tạo có triển vọng phát triển lớn, có thể lắp đặt các trang trại gió ngoài khơi trên vùng biển rộng lớn.

Ưu điểm chính của năng lượng gió ngoài khơi là khả năng tạo ra điện cao hơn vì tốc độ gió trên đại dương thường ổn định hơn và mạnh hơn so với trên đất liền. Ngoài ra, một điểm cộng khác là thực t ế không giới hạn các địa điểm ngoài khơi để triển khai trang trại điện gió mà ít hoặc không ảnh hưởng đến xung đột dân cư. Hơn nữa, những tiến bộ gần đây trong công nghệ gió ngoài khơi giúp giảm chi phí vốn, lắp đặt và vận hành. Theo số liệu thống kê, hiện  nay đã có 130 nước trên thế giới phát triển điện gió. Tổng công suất điện gió của thế giới tăng nhanh trong khoảng 1 thập kỷ gần đây, đến năm 2020 với tổng công suất lên tới 733GW cao gần gấp hai lần so với năm năm 2011.

(Ảnh minh họa)

Kể từ năm 2010, hơn một nửa tổng lượng điện gió mới đã được bổ sung bên ngoài các thị trường truyền thống là Châu Âu và Bắc Mỹ, chủ yếu là do sự bùng nổ liên tục ở Trung Quốc và Ấn Độ. Để triển khai các dự án điện gió, công việc đầu tiên là khảo sát tiềm năng kỹ thuật năng lượng gió. Ở các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc,...các atlas về năng lượng gió đã được xây dựng từ những năm cuối của thế kỷ XX. Bộ atlas năng lượng gió đầu tiên trên thế  giới là của Cộng đồng châu Âu được xây dựng và phát triển từ giữa thế kỷ XX. Cùng với atlas toàn châu lục, nhiều nước thuộc châu Âu cũng đã phát triển atlas  ở quy mô quôc gia. 

Một số nước có ưu thế về năng lượng gió như Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy, Đức,…đã xây dựng atlas về năng lượng gió ngoài khơi sau khi atlas chung của châu Âu được ban hành. Từ cuối thế kỷ XX, dự án RISO đã phối hợp với nhiều nước trên thế giới để xây dựng atlas năng lượng gió cho 50 khu vực và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trung tâm Quốc gia về Năng lượng Tái tạo Hoa Kỳ (NREL) đã xây dựng atlas năng lượng gió và bức xạ mặt trời độ phân giải cao cho đất liền và ven biển Hoa Kỳ. Đây là bộ a tlas được đánh giá cao về tính toàn diện và phổ cập. Năm 2010 và năm 2020, Hoa Kỳ đã cập nhật báo cáo về “Đánh giá tài nguyên năng lượng Hoa Kỳ”.

Ở khu vực châu Á, atlas năng lượng gió đã được nhiều nước xây dựng (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) và do các tổ chức quốc tế (WB,  UNCEP, UNDP) xây dựng. Từ cuối thế kỷ XX, NREL và UNEP đã phối hợp với Tổng cục Khí tượng Trung quốc xây dựng atlas năng  lượng  gió. Tại Ấn Độ, Phòng Thí nghiệm Quốc gia về Năng lượng bền vững của Đan Mạch (RISO) đã phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật  Năng lượng gió Ấn Độ triển khai các dự án đánh giá tài nguyên năng lượng gió và xây dựng atlas. 

Tại Philippin, atlas năng lượng gió được xây dựng vào năm 2001 bởi NREL kết hợp với Cục Khí quyển, Địa vật lý và Thiên văn Philippin (PAGASA) và Tập đoàn Năng lượng Quốc gia (NEC). Đặc biệt, trong dự án đánh giá tài nguyên năng lượng gió do WB tài trợ, công ty TrueWind của Hoa Kỳ (2021) đã xây dựng tập atlas năng lượng gió cho khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Hiện nay, các nước trên thế giới đều thống nhất chung về đánh giá tài nguyên năng lượng gió là dựa trên số liệu tối thiểu trung bình 10 năm liên tục và được thực hiện định kỳ giống như báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia. Tập atlas bản đồ năng lượng gió tại các nước phát triển đã được trong quy chuẩn/tiêu chuẩn phục vụ phát triển quy hoạch khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

(còn nữa)

Phạm Dung

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline