Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 20:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa qua các tuyến đường sắt

Thứ ba, 26/03/2024 07:03

TMO - Trong những năm gần đây, hoạt động vận tải đường sắt đặc biệt là vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt trên địa bàn tỉnh Lào Cai diễn ra sôi nổi và hiệu quả. Đặc biệt là tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối với đường sắt Trung Quốc qua ga cửa khẩu Lào Cai. 

UBND tỉnh Lào Cai cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 3 tuyến đường sắt gồm: 1 tuyến đường sắt quốc gia và 2 tuyến đường chuyên dùng. Theo đó, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai nằm trên hành kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Quảng Ninh đóng vai trò rất quan trọng trong vận tải hành khách, hàng hóa giữa tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với Việt Nam. Toàn tuyến dài 296 km (đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km).

Hàng hóa xuất chủ yếu là nông sản, hoa quả, quặng các loại từ phía Nam ra xuất đi Trung Quốc. Hàng nhập chủ yếu nguyên liệu sản xuất (lá thuốc lá, than, cao su…), phân bón và hóa chất. Cùng với đó là hàng quá cảnh từ Trung Quốc đi các nước khác hoặc đi các tỉnh khác của Trung Quốc và ngược lại, như phân bón, hóa chất, quặng các loại… 

Vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt trên địa bàn tỉnh Lào Cai diễn ra sôi nổi và hiệu quả.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả trong thúc đẩy giao thương hàng hóa qua các tuyến đường sắt, tuy nhiên tỉnh Lào Cai hiện vẫn còn gặp một số khó khăn vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa như: Chưa có Trung tâm logistics lớn tầm cỡ quốc tế; số lượng doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn lớn, tuy nhiên đa số quy mô nhỏ, hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử.

Hạ tầng giao thông vận tải còn hạn chế, công nghệ thông tin chưa hỗ trợ hiệu quả nên chi phí logistics tại Lào Cai khá cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của dịch vụ, hàng hóa của các doanh nghiệp Lào Cai. Trong đó, tuyến đường sắt hiện tại sẽ không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu Lào Cai về Hải Phòng khi tăng lên hơn 3 triệu tấn/năm nếu không có sự đầu tư nâng cao năng lực tuyến đường sắt khổ 1.000 mm hiện có và xây dựng đấu nối mới hoặc đẩy nhanh việc đầu tư tuyến mới 1.435 mm “Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”.

Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường sắt qua địa bàn Lào Cai, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị tỉnh Lào Cai ban hành các chính sách hỗ trợ và tuyên truyền cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng cường xuất nhập khẩu hàng hóa qua tuyến đường sắt và quá cảnh sang nước thứ 3. Trao đổi với phía Trung Quốc có chính sách thuế xuất nhập khẩu ổn định, xây dựng khu vực kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch và thông quan các loại hàng hóa nông, lâm, thủy sản vận chuyển bằng đường sắt, có chính sách khuyến khích khách hàng, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận tải đường sắt. 

Nhằm khắc phục những hạn chế trong vận tải hàng hóa thông qua đường sắt, đồng thời tiếp tục khai thác lợi thế tại địa phương, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai đề nghị các sở, ngành liên quan của địa phương đẩy mạnh tuyên truyền đến các doanh nghiệp nắm được các chủ trương và tăng cường hoạt động giao thương hàng hóa bằng đường sắt; tiếp tục phối hợp hỗ trợ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về các vấn đề vận tải hành khách; công tác an toàn, an ninh trật tự; hỗ trợ triển khai các mô hình, phong trào nhằm xây dựng, quảng bá hình ảnh ngành đường sắt.

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cũng đề nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục kiến nghị, đề xuất với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan tích cực trao đổi, hội đàm đề nghị phía tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) xây dựng khu vực kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch và hoàn thiện các điều kiện để thông quan các loại hàng hóa nông lâm thủy sản. Hỗ trợ tỉnh Lào Cai nghiên cứu, hoàn thiện xây dựng địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất - nhập khẩu tập trung; địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hoá để làm thủ tục xuất - nhập khẩu được ngăn cách với địa điểm tập kết hàng hoá nội địa và bố trí lối đi riêng giữa hai loại hình này.

Tỉnh Lào Cai tiếp tục đẩy mạnh phối hợp với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hoàn thiện hạ tầng giao thông đường sắt. 

Hỗ trợ UBND tỉnh Lào Cai nghiên cứu thúc đẩy xây dựng đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; hoàn thiện phương án kết nối đường sắt khổ lồng (khổ 1.000 mmm và 1.435mm) giữa ga Lào Cai (tỉnh Lào Cai, Việt Nam) với ga Hà Khẩu Bắc (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Hỗ trợ tỉnh Lào Cai nghiên cứu, hoàn thiện xây dựng địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung; địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa để làm thủ tục xuất nhập khẩu được ngăn cách với địa điểm tập kết hàng hoá nội địa…

Quyết định số 1769/QĐ – TTg về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có chiều dài 380 km, khổ đường 1.435 mm, với điểm đầu tại ga Lào Cai, điểm cuối tại cảng Lạch Huyện - Hải Phòng. Theo quy hoạch đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dài khoảng 388 km, đoạn kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) với Lào Cai (Việt Nam) dài 5,6 km; Xây dựng theo hướng đông qua 8 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; Điểm kết thúc tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng).

Hiện Cục Đường sắt đang lập quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, theo đó sẽ kết nối từ ga Nam Hải Phòng đến ga Cái Lân (Quảng Ninh). Tuyến từ Lào Cai đến ga Nam Hải Phòng nghiên cứu trước. Sau khi quy hoạch tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh được phê duyệt, có thể tách đoạn từ ga Nam Hải Phòng - ga Cái Lân, dài khoảng 60 km thành dự án riêng để nghiên cứu đầu tư xây dựng. Tàu sẽ chạy từ ga Lào Cai là điểm đầu, qua Hà Nội, ga Nam Hải Phòng (ga lập tàu) và điểm cuối là ga Hạ Long (cho tàu khách), ga Cái Lân (cho tàu hàng) trên địa phận của tỉnh Quảng Ninh. Đoạn từ Nam Hải Phòng đi cảng Đình Vũ, Lạch Huyện, Đồ Sơn sẽ chạy tàu theo phương thức đường nhánh.

Trên tuyến có 73 cây cầu lớn với tổng chiều dài hơn 130km, 25 hầm dài 25km, 38 nhà ga, trong đó xây mới 29 nhà ga. Dự báo năng lực vận tải trong dài hạn của tuyến là 10 triệu tấn hàng hóa/năm và khai thác 15 đôi tàu/ngày. Tốc độ thiết kế tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là 160 km/h, loại hình dẫn kéo điện lực, sử dụng trạm đóng tự động để đảm bảo an toàn.

Thời gian tới, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề xuất với các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ triển khai các hạ tầng kết nối giao thông liên vùng và kết nối qua biên giới quan trọng của tỉnh. Trong đó, thống nhất phương án và khởi công xây dựng đường sắt khổ lồng kết nối Ga Lào Cai với Ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); hoàn thành quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; tiếp tục đề xuất đầu tư xây dựng một số công trình cầu qua biên giới phù hợp với Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như: Lũng Pô - Lũng Pô Chải, Hóa Chư Phùng - Seo Pả Chư…

 

 

Thùy Trang 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline