Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 13:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Thúc đẩy sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường

Chủ nhật, 16/10/2022 21:10

TMO - Hướng tới mục tiêu đến năm 2050 giảm phát thải ròng bằng 0, Việt Nam cần bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, chứng nhận, dán nhãn sản phẩm vật liệu xây dựng giảm phát thải và các đơn vị cần áp dụng các mô hình công trình thông minh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu xanh, thân thiện với môi trường.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng trong những năm qua trung bình đạt khoảng 9%/năm và tỷ lệ đô thị hóa cuối năm 2021 đạt khoảng 40,5%, kéo theo những áp lực gia tăng nhu cầu năng lượng sử dụng trong lĩnh vực xây dựng. Thực tế này đòi hỏi việc phát triển công trình hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh, trong đó phát triển vật liệu xây dựng thân thiện môi trường là một trong những vấn đề đặt ra hàng đầu.

Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng cho biết, trong vòng 10 năm qua cả nước có hơn 200 công trình xanh, với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 6 triệu m2. Con số này rất khiêm tốn so với số lượng công trình, diện tích sàn xây dựng hàng năm ở nước ta hơn 100 triệu m2. Đáng chú ý, Việt Nam chưa có công trình nào được thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành đạt tiêu chí công trình phát thải ròng bằng 0, đó là thách thức lớn khi cái đích năm 2050 chỉ còn hơn 27 năm.

Trong kế hoạch hành động của các bộ, ngành, địa phương nhằm thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26, lĩnh vực do Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm phải giảm 74,3 triệu tấn CO2 tương đương, bao gồm: Các quá trình công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng); Tiêu thụ năng lượng trong sản xuất xi măng; tòa nhà. Dự kiến năm 2023, Bộ Xây dựng sẽ ban hành kế hoạch hành động của Bộ Xây dựng để thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính được Chính phủ giao trong Nghị định 06.

Thời gian qua, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Quyết định số 385/QĐ-BXD ngày 12/5/2022 phê duyệt “Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26”…

Thời gian qua, một số chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng, định hướng sản xuất thân thiện với môi trường đã được xác định khá cụ thể 

Để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, phát triển công trình xanh, trong những năm qua Bộ Xây dựng đã có nhiều hoạt động hơp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế như Chính phủ Đan Mạch, UNDP, IFC-WB, GIZ, Đại sứ quán Vương quốc Anh… Từ năm 2012, Bộ Xây dựng đã hợp tác với IFC-WB để soát xét, ban hành QCVN 09:2013/BXD và từ năm 2015 đã hợp tác để phát triển công cụ đánh giá, chứng nhận công trình sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm và năng lượng theo chứng chỉ EDGE.

Trên thực tế, đối với một số chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng, định hướng sản xuất thân thiện với môi trường đã được xác định khá cụ thể. Trong đó, sản xuất xi măng: Các dây chuyền công suất lớn trên 5.000 tấn/ngày; có hệ thống calciner, sử dụng thiết bị nghiền đứng con lăn thay cho nghiền bi, có hệ thống tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện; các chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng và phát thải thấp. 

Sản xuất vật liệu xây không nung: Dây chuyền sản xuất tấm lớn (tấm tường bê tông rỗng, tấm tường bê tông khí chưng áp và các loại tấm nhẹ khác), sản xuất với năng suất cao, chất lượng ổn định phù hợp với công nghệ thi công nhanh tại công trình; công nghệ cho phép tận dụng tối đa tro, xỉ nhiệt điện và các chất thải rắn thông thường khác trong thành phần sản phẩm.

Sản xuất gạch đất sét nung: Dây chuyền sản xuất có năng suất cao, có khả năng tận dụng nguyên liệu, nhiên liệu chất lượng thấp như đất đồi, phế thải từ các ngành khác; sử dụng lò nung tuynel di động hoặc tuynel trần phẳng thông thường...

Nhằm thúc đẩy sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, các chuyên gia cho rằng Bộ Xây dựng cần xây dựng tiêu chí chung về đánh giá công trình xanh, ban hành các quy định quản lý công trình xanh trong vòng đời công trình nhằm phục vụ cho công tác quản lý, trên cơ sở đó các chủ đầu tư, các nhà tư vấn thiết kế có cơ sở để phát triển công trình xanh một cách bài bản, nghiêm túc, đi vào thực chất.  

Bộ Xây dựng kỳ vọng, thời gian tới tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ và triển khai có hiệu quả các hoạt động thúc đẩy phát triển công trình xanh, công trình phát thải thải thấp, công trình tự cân bằng năng lượng, phát thải bằng 0 để cùng ngành xây dựng có những đóng góp thiết thực vào việc thực hiện mục tiêu chung đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26).  

 

 

 

Trần Hoàng 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline