Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 28/09/2024 07:09

Tin nóng

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 28/09/2024

Thúc đẩy phát triển công trình xanh, giảm phát thải

Thứ sáu, 27/09/2024 07:09

TMO - Hiện Việt Nam đã có gần 500 công trình xanh ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Kết quả này cho thấy, tiềm năng phát triển công trình xanh vẫn còn rất lớn. 

Chuyển đổi xanh đang là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã đề ra nhiệm vụ “Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.

Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ và quan điểm về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với chuyển đổi nền kinh tế sang hướng xanh, bền vững. 

Để thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 24, Nghị quyết số 29 và các cam kết của Chính phủ tại COP 26 về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đồng thời phải chuyển đổi xanh, trong đó có ngành Xây dựng. Việc phát triển công trình xanh là một trong những giải pháp quan trọng để ngành Xây dựng chuyển đổi xanh. 

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh hiện nay, việc phát triển công trình xanh bền vững đang dần thành xu hướng tất yếu. 

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh hiện nay, việc phát triển công trình xanh bền vững đang dần thành xu hướng tất yếu, mang lại nhiều giá trị dài hạn cho doanh nghiệp bất động sản và quốc gia trong việc giảm phát thải, giảm ô nhiễm môi trường.

Theo Bộ Xây dựng, tính đến đầu năm 2024, cả nước ta có 902 đô thị, trong đó có hai đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 35 đô thị loại II, 46 đô thị loại III, 94 đô thị. Mỗi năm, ước tính các đô thị Việt Nam có thêm từ 1 đến 1,3 triệu dân. Quá trình đô thị hóa tạo thuận lợi  phát triển kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế... tại các địa phương. Tuy nhiên, cùng với đó là quy hoạch xây dựng, quản lý và phát triển đô thị diễn ra không đồng đều giữa các vùng miền, chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng đô thị thiếu tính đồng bộ, khiến đô thị hóa diễn ra tự phát... 

Thực tế này dẫn đến một số đô thị thiếu hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đô thị bị phá vỡ, phát thải khí nhà kính, ô nhiễm môi trường gia tăng... và xu hướng các chủ đầu tư, doanh nghiệp bất động sản chuyển hướng phát triển công trình xanh đang trở thành tất yếu, để đáp ứng nhu cầu gia tăng của nhà đầu tư về tiêu chí lựa chọn bất động sản có không gian xanh bền vững, gần gũi với thiên nhiên.

Việc phát triển công trình xanh sẽ đồng thời thúc đẩy các giải pháp thiết kế kiến trúc, nội thất xanh, thúc đẩy phát triển sản phẩm, thiết bị cơ điện, vật liệu xây dựng xanh, giảm tiêu thụ nước, tài nguyên để xây dựng và vận hành công trình, giảm phát thải khí nhà kính góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng. 

Trước những lợi ích trên, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, trong đó có lĩnh vực công trình xây dựng. Khái niệm, nội hàm về công trình xanh đã được đưa vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020, Nghị định 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dụng về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng, đánh dấu việc công trình xanh được thể hiện chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Tăng trưởng xanh, các kế hoạch hành động để thực hiện chiến lược. Bộ Xây dựng cũng đã ban hành các quyết định về kế hoạch hành động của ngành để thực hiện tiết kiệm năng lượng, hiệu quả khi xây dựng công trình. Ngoài ra, còn có các tiêu chuẩn, quy chuẩn về tiết kiệm năng lượng trong toà nhà. Bộ Xây dựng hiện đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2013/BXD về yêu cầu năng lượng, trong đó quy định chỉ tiêu độ dẫn nhiệt của các vật liệu, nhằm mục đích góp phần vào việc xây dựng tòa nhà có công năng hiệu quả.

Theo Bộ Xây dựng, công trình xanh xuất hiện tại Việt Nam hơn 15 năm qua. Tính đến giữa năm 2024, cả nước có gần 500 công trình xanh ở nhiều tỉnh, thành, với diện tích sàn xây dựng khoảng 11,5 triệu m2. Với tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở, văn phòng trung bình hàng năm trên dưới 100 triệu m2, chưa bao gồm diện tích nhà xưởng công nghiệp và các loại hình công trình khác, có thể thấy mặc dù tăng nhanh trong thời gian qua nhưng tiềm năng phát triển công trình xanh ở Việt Nam còn rất lớn.

Tuy nhiên, việc phát triển công trình xanh ở Việt Nam thời gian qua gặp nhiều khó khăn, rào cản. Cụ thể, công trình xanh mới đang thực hiện ở hình thức khuyến khích, chưa có quy định bắt buộc; trình độ kỹ thuật, công nghệ, năng lực tài chính của chủ đầu tư còn hạn chế, khó khăn khi tiếp cận về nguồn tài chính xanh cho các dự án công trình xanh. 

Ngoài ra sự phát triển chậm lại của thị trường bất động sản và nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu giảm sút, các chủ đầu tư dự án công trình xanh còn gặp những khó khăn về tiếp cận và bảo đảm nguồn vốn đầu tư tăng thêm cho dự án, công trình để đáp ứng tiêu chuẩn xanh; thiếu nguồn nhân lực kỹ thuật có đủ trình độ trong lập dự án.

Đến nay cả nước có gần 500 công trình xanh (Ảnh minh họa). 

Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa của TP.Hà Nội nhanh và mạnh mẽ, sự bùng nổ dân số do gia tăng dân số cơ học kèm theo nhu cầu phát triển các công trình cao tầng (gồm nhà ở và các công trình thương mại dịch vụ) và các công trình nhà ở tại TP.Hà Nội đã đem tới các mặt trái của đô thị hóa. 

Với Hà Nội, mục tiêu chính của công trình xanh là giữ gìn, bảo vệ môi trường, tạo lập môi trường sống hòa mình với tự nhiên. Thủ đô Hà Nội khác với các thành phố trên thế giới do có 70% tổng diện tích đất tự nhiên dành cho hành lang xanh, không gian xanh nhằm giữ cân bằng sinh thái đô thị, điều hóa khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm, tăng sức tải cho môi trường. Hà Nội đang triển khai đồng bộ các giải pháp, đặc biệt liên quan đến thực hiện quy hoạch, triển khai hiệu quả Nghị quyết 06-NQ/TW vá các văn bản có liên quan.

Theo lãnh đạo UBND TP.Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để thúc đẩy công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh và phát triển bền vững Thủ đô. Tại Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ Thành phố Hà Nội ngày 13/10/2020 đã đặt ra tầm nhìn đến năm 2030, xây dựng Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh- hiện đại; Nghị quyết tập trung vào việc phát triển giao thông xanh, mở rộng diện tích cây xanh và đảm bảo rằng các công trình xây dựng phải tuân thủ các tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính.

Theo UBND TP.Hà Nội, chính sách phát triển công trình xanh là xu hướng tất yếu những vẫn cần phát huy trách nhiệm của mỗi cấp quản lý, sự tham gia tích cực của cộng đồng và doanh nghiệp. UBND TP cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng các cơ quan trung ương, đối tác trong và ngoài nước để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi đô thị, tạo lập một Thủ đô Hà Nội xanh, thông minh, bền vững... 

Các công trình xanh cần được thiết kế để tối ưu hóa sử dụng năng lượng và tài nguyên tự nhiên thông qua việc ứng dụng vật liệu thân thiện với môi trường; áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu lượng khi thải nhà kính. Đặc biệt cần phát triển không gian xanh trong công trình giúp cải thiện vi khí hậu, tạo không gian sống trong lành, nâng cao sức khỏe cho người sử dụng.

Cùng đó, hạ tầng đô thị thông minh, hiện đại cũng là yếu tố cần thiết để thúc đẩy quản lý đô thị hiệu quả. Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) vào quản lý đô thị sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên và tối ưu hóa các dịch vụ công cộng. Đơn cử như việc áp dụng giao thông thông minh có thể giảm thiểu ùn tắc, tiết kiệm thời gian và năng lượng, đồng thời giảm thiểu khí thải từ các phương tiện giao thông. 

Hiện nay, Thành phố Hà Nội đang xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai Luật Thủ đô năm 2024; trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng các quy định cơ chế và chính sách nhằm thúc đẩy phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh và phát triển bền vững. Các quy định này sẽ tạo nền tảng pháp lý thực thi có hiệu quả cho sự phát triển lâu dài của Thủ đô theo định hướng xanh - thông minh - hiện đại.../.

 

Lê Kiên 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline