Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/05/2024 08:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 21/05/2024

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Thứ sáu, 23/06/2023 13:06

TMO - Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh; cùng với đó là sự gia tăng dân số, kéo theo sự gia tăng về lượng chất thải rắn sinh hoạt, gây áp lực lớn trong công tác bảo vệ môi trường. Thực tế này đòi hỏi cần có giải pháp xử lý, tái chế, tái sử dụng rác thải hiệu quả. 

Theo số liệu thống kê của Bộ TN&MT, hiện nay, lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh trên cả nước là khoảng 60.000 tấn/ngày. Trong đó, khu vực đô thị 3 chiếm 60%; chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, mỗi ngày có từ 7.000 - 9.000 tấn chất thải sinh hoạt. Còn ở nhiều địa phương khác trên cả nước, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày cũng là 1 con số khá lớn, nhưng đáng chú ý hơn cả là tỷ lệ thu gom và tỷ lệ xử lý loại chất thải này vẫn chưa đạt 100%.

Theo dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng từ 10 - 16%/năm. Về vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hiện nay, có trên 70% lượng chất thải được xử lý bằng phương thức chôn lấp và chỉ có 15% trong đó được chôn lấp hợp vệ sinh.

Hiện nay, trên cả nước có khoảng 400 lò đốt CTRSH, 37 dây chuyền sản xuất phân compost tập trung, trên 900 bãi chôn lấp, trong đó có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Một số cơ sở áp dụng phương pháp đốt CTRSH có thu hồi năng lượng để phát điện hoặc có kết hợp nhiều phương pháp xử lý khác nhau.

Về tỷ lệ xử lý chất thải theo các phương pháp xử lý, hiện nay khoảng 71% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (chưa tính lượng bãi thải từ các cơ sở chế biến phân compost và tro xỉ phát sinh từ các lò đốt); khoảng 16% tổng lượng chất thải được xử lý tại các nhà máy chế biến phân compost và khoảng 13% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt và các phương pháp khác.

 Gia tăng về lượng chất thải rắn sinh hoạt, gây áp lực lớn trong công tác bảo vệ môi trường tại nhiều địa phương. Điều này, đòi hỏi cần có giải pháp xử lý, tái chế, tái sử dụng rác thải hiệu quả.  

Chôn lấp rác thải là phương pháp đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong các bãi chôn lấp hiện nay có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã. Phương pháp chôn lấp vẫn còn được áp dụng chủ yếu tại các đô thị lớn, kể cả TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội. Nhiều bãi chôn lấp tại các thành phố lớn nêu trên hiện đang quá tải, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và thường gặp phải sự phản đối của người dân.

Về phương pháp đốt CTRSH không kết hợp thu hồi năng lượng. Theo công nghệ này, CTRSH được thu gom và đưa vào các lò đốt để thiêu đốt chất thải, giảm đáng kể tỷ lệ chất thải phải chôn lấp. Trong các lò đốt CTRSH hiện nay chỉ có khoảng trên 77% có công suất trên 300 kg/h, đáp ứng yêu cầu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 61:2016/BTNMT về lò đốt CTRSH. Nhiều lò đốt, đặc biệt là lò đốt cỡ nhỏ không có hệ thống xử lý khí thải hoặc hệ thống xử lý khí thải không đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Trong thời gian qua có một số địa phương đã đầu tư các lò đốt cỡ nhỏ để xử lý CTRSH ở quy mô cấp xã, nhiều lò đốt trong số này không đáp ứng yêu cầu tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 61:2016/BTNMT về lò đốt CTRSH. Ngoài ra, còn do năng lực vận hành của các công nhân còn yếu kém, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật (như nhiệt độ cháy theo yêu cầu) hoặc không vận hành hệ thống xử lý khí thải nên dẫn đến không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Đối với phương pháp xử lý kết hợp thu hồi năng lượng, hiện nay nhiều địa phương đang khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng và 6 đưa vào vận hành các cơ sở xử lý CTRSH bằng phương pháp đốt phát điện. Theo đánh giá của các chuyên gia, phương pháp này áp dụng có hiệu quả đối với khu vực có lượng CTRSH phát sinh từ 400 - 500 tấn/ngày trở lên; trước mắt nên tập trung phát triển tại vùng kinh tế phát triển, các đô thị lớn, khối lượng chất thải phát sinh nhiều.

Ngoài ra, phương pháp ủ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ cũng đang được triển khai. Hiện trên cả nước có 37 cơ sở xử lý tập trung áp dụng phương pháp này. Ngoài ra, phương pháp này còn được áp dụng tại quy mô nhỏ lẻ tại các vùng nông thôn, miền núi. Hiện nay, sản phẩm phân vi sinh hữu cơ của một số nhà máy khu vực phía Nam được tiêu thụ khá tốt, chủ yếu là dùng cho các cơ sở lâm nghiệp, cây công nghiệp, góp phần giảm lượng chất thải phải xử lý, đồng thời tạo ra sản phẩm tái chế cho các mục đích khác. Tuy nhiên, tại các cơ sở chế biến phân vi sinh hữu cơ thường sử dụng các dây chuyền phân loại, điều này thường dẫn đến phát sinh mùi hôi cần phải kiểm soát.

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải là một trong những giải pháp quan trọng. 

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ (Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường) cho biết, để vượt qua thách thức về cạn kiệt nguồn tài nguyên và biến đổi khí hậu, một trong những giải pháp là phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, coi chất thải như là một nguồn tài nguyên. Trong đó, cần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải.

Cụ thể, khuyến khích tái chế và tái sử dụng: Xây dựng các chương trình khuyến khích người dân phân loại chất thải và thúc đẩy việc tái chế và tái sử dụng các vật liệu như giấy, nhựa, kim loại, và thủy tinh. Đồng thời, tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất và tiếp thị các sản phẩm tái chế,… Phát triển công nghiệp chế biến chất thải đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt: Khuyến khích đầu tư và phát triển các nhà máy chế biến chất thải để tách và tái chế các thành phần của chất thải sinh hoạt. Điều này sẽ tạo ra nguồn cung mới cho các nguyên liệu tái chế và giúp giảm tải lên môi trường.

Xây dựng hệ thống quản lý chất thải hiệu quả với việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý chất thải để tối ưu hóa quá trình xử lý và tái chế. Sử dụng các công nghệ tiên tiến như xử lý sinh học, xử lý nhiệt, hay công nghệ chất thải thành năng lượng để tạo ra sản phẩm tái chế và năng lượng sạch. Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo thông qua tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo từ chất thải rắn sinh hoạt, như biogas từ quá trình phân hủy sinh học, để sản xuất điện và nhiệt. Việc sử dụng năng lượng tái tạo giúp giảm sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch và giảm khí thải nhà kính.

Tăng cường hợp tác công- tư bằng cách thúc đẩy hợp tác giữa chính phủ, các doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ để đầu tư và triển khai các dự án xử lý chất thải và tái chế. Hợp tác này có thể bao gồm việc chia sẻ tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm để tạo ra sự phát triển bền vững và hiệu quả. Thúc đẩy kinh doanh xanh thông qua khuyến khích sự phát triển các doanh nghiệp và dự án kinh doanh xanh liên quan đến xử lý chất thải rắn sinh hoạt và kinh tế tuần hoàn. Điều này bao gồm các ngành công nghiệp tái chế, công nghệ xanh, sản xuất sản phẩm từ chất thải, và các dịch vụ quản lý chất thải...

Năm 2023, lĩnh vực bảo vệ môi trường hướng tới đánh giá khả năng chịu tải, lập phân vùng và hạn ngạch xả nước thải vào môi trường nước mặt; thực hiện các biện pháp giảm thiểu các nguồn thải gây ô nhiễm, phục hồi môi trường các sông, hồ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; giám sát, kiểm soát bằng công nghệ tự động các nguồn thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ; kiểm soát chặt chẽ môi trường khu vực tập trung nhiều nguồn thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề... 40% rác thải sinh hoạt sẽ được xử lý theo mô hình mới, thay cho chôn lấp. 

Năm 2022, ngành tài nguyên và môi trường đã hoàn thành chỉ tiêu với tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý tại khu vực đô thị đạt khoảng 96,37% (cao hơn so với chỉ tiêu Quốc hội giao 89%); đã có 11 nhà máy xử lý, đốt rác phát điện được khởi công.  Năm 2022, các ngành công nghiệp tái chế phát triển đạt mức tăng 11,3% so với năm 2021, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 trên thế giới về tái chế kim loại, nhựa, giấy và thủy tinh, đặt nền móng cho phát triển kinh tế tuần hoàn. 

 

 

 

Thanh Tùng

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline