Hotline: 0941068156

Thứ tư, 01/05/2024 22:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 01/05/2024

Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong bảo tồn đa dạng sinh học

Thứ năm, 18/04/2024 13:04

TMO - Những năm qua, nhiều dự án phi chính phủ đã chọn Quảng Nam là điểm đầu tư, triển khai các dự án bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, tạo sinh kế cho người dân.

Quảng Nam là địa phương có tính đa dạng sinh học cao, nằm trong vùng cảnh quan ưu tiên của Trung Trường Sơn. Địa phương có nhiều hệ sinh thái rừng và biển rất đặc trưng, nơi có nhiều loài quý hiếm, đặc hữu như: Sao la, hổ và voi châu Á, voọc chà vá chân xám, khướu Ngọc Linh, mang Trường Sơn, sâm Ngọc Linh, san hô, cỏ biển...

Đến nay, tỉnh có bảy khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập, bao gồm một phần Vườn quốc gia Bạch Mã, Vườn quốc gia Sông Thanh, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao La, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi, Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh, Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là Công viên Chăm sóc và Bảo tồn động vật Vinpearl River Safari Nam Hội An. 

Quảng Nam là một trong những địa phương tiên phong trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Năm 2005, tỉnh đã ban hành Chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng phía tây; đến năm 2011, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Cùng với đó, Quảng Nam đã thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi tại huyện Nông Sơn; Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh và thiết lập hành lang đa dạng sinh học tỉnh.

Quảng Nam là địa phương có tính đa dạng sinh học cao, từ lợi thế này đã tạo điều kiện để triển khai nhiều dự án hợp tác quốc tế bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, tạo sinh kế cho người dân. 

Theo đánh giá của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) Quảng Nam đã đạt được những kết quả bước đầu trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Tiêu biểu như, tỉnh đã tăng nhanh chóng độ che phủ rừng, tái phát hiện loài sao la bằng bẫy ảnh WWF vào năm 2013; sự xuất hiện trở lại nhiều hơn các loài như mang lớn, mang Trường Sơn, rùa Trung Bộ; sự phục hồi đàn voọc chà vá chân xám với quần thể rất lớn tại xã Tam Mỹ Tây (huyện Núi Thành). WWF xác định, Quảng Nam là vùng ưu tiên về đa dạng sinh học ở miền trung Việt Nam và nằm trong tốp 200 vùng sinh thái được ghi nhận trên toàn thế giới.

Những năm qua, thông qua WWF Việt Nam (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam), rất nhiều dự án phi chính phủ đã chọn Quảng Nam là điểm đầu tư, triển khai các dự án bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, tạo sinh kế cho người dân. Tính đến nay đã có sáu dự án phi chính phủ của WWF đã và đang triển khai tại Quảng Nam liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, cải thiện sinh kế người dân, với tổng kinh phí hơn 95 tỷ đồng. Các dự án này góp phần tích cực trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng bền vững, hướng tới tín chỉ các-bon rừng và nâng cao sinh kế dưới tán rừng cho người dân ở khu vực miền núi của tỉnh.

Trong đó phải kể đến các dự án như: Hành lang Bảo tồn đa dạng sinh học các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng nhằm xây dựng thí điểm Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học kết nối các khu bảo tồn tự nhiên trong tỉnh, liên tỉnh và xuyên biên giới do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì với nguồn vốn vay và tài trợ của ADB; Dự án quản lý rừng bền vững và Bảo tồn Đa dạng sinh học ở Việt Nam (VFBC) do USAID tài trợ với mục tiêu bảo tồn, bảo vệ và quản lý các loài động vật đặc hữu và có nguy cơ tuyệt chủng cũng như hai loại rừng quan trọng (rừng đặc dụng và rừng phòng hộ); Dự án “Tăng cường vai trò các cộng đồng và tổ chức xã hội trong công tác bảo tồn tại khu vực Trung Trường Sơn”do Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) tài trợ thông qua WWF; Dự án “Giải cứu Sao la khỏi bờ vực tuyệt chủng”... 

Đội tuần tra rừng và tháo gỡ bẫy dựa vào cộng đồng tại rừng phòng hộ Tây Giang được thành lập từ tháng 9/2022 thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC). Ảnh: HN. 

Hiện, WWF Việt Nam đang xin phê duyệt 3 dự án tại Quảng Nam với tổng kinh phí ước tính ban đầu hơn 55,6 tỷ đồng. Trong đó, có dự án Phục hồi rừng và phát triển sinh kế huyện Tây Giang dự kiến triển khai 2 giai đoạn, 2023 - 2024 và 2025 - 2045. Mục tiêu dự án là phục hồi và quản lý tốt gần 75,8 nghìn héc ta rừng tự nhiên tại Tây Giang. Đồng thời cải thiện điều kiện sống của người dân sống phụ thuộc vào rừng thông qua các hoạt động hỗ trợ quản lý rừng, sinh kế bền vững và kết nối chuỗi giá trị các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ.

Thời gian tới, WWF sẽ tiếp tục đồng hành với các Sở, ban ngành của tỉnh Quảng Nam, tập trung vào phát triển các sáng kiến bảo tồn mới, huy động nguồn lực và tài trợ từ cộng đồng quốc tế để nghiên cứu, xây dựng và triển khai các giải pháp can thiệp dựa vào thiên nhiên nhằm dung hòa đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội. Những dự án bảo vệ và quản lý các loài động vật đặc hữu và có nguy cơ tuyệt chủng; thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học thông qua phương pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng, đẩy mạnh sự tham gia của khối tư nhân và phát triển chuỗi giá trị nông lâm sản bền vững, cải thiện điều kiện sống của người dân sống phụ thuộc vào rừng và bảo đảm chia sẻ lợi ích công bằng cho các bên liên quan. 

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đang đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học, do tác động bởi ô nhiễm nước, không khí và rác thải nhựa; khai thác, sản xuất và tiêu dùng quá mức, hủy hoại rừng, săn bắt và buôn bán trái phép các loài hoang dã, tận diệt nguồn lợi thủy sản. Cùng với đó, áp lực phát triển kinh tế cũng đã tác động lớn đến môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Do vậy, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội trong công tác ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học, bảo đảm duy trì các dịch vụ hệ sinh thái, phát triển bền vững.

Trong khuôn khổ “Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia Quảng Nam 2024” với chủ đề “Chung sống hài hòa với thiên nhiên”, tỉnh tổ chức hàng chục sự kiện, hoạt động như: các diễn đàn, hội nghị, hội thảo khoa học về đa dạng sinh học; các hoạt động nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học; tổ chức quảng bá các điểm du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học; tọa đàm ký kết chương trình phối hợp bảo vệ động vật hoang dã xuyên biên giới với tỉnh Sê Kông (Lào). Đồng thời, tăng cường công tác phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học...

 

 

Đức Bình

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline