Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 18:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ logistics

Thứ sáu, 19/04/2024 14:04

TMO - An Giang được coi là cửa ngõ giao thương quan trọng của quốc gia, các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tới Campuchia và các nước khu vực ASEAN. Việc thu hút các dự án đầu tư phát triển, hoàn thiện hạ tầng ngành dịch vụ logistics là điều kiện để địa phương này thúc đẩy giao thương hàng hóa. 

An Giang có đường biên giới dài gần 100km, có thể liên kết với Campuchia bằng cả giao thông đường bộ và đường thủy qua 2 cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương; 2 cửa khẩu chính Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông và cửa khẩu phụ Bắc Đại. Hiện tất cả đều có đường giao thông kết nối trực tiếp góp phần thúc đẩy giao thương hàng hóa với nước bạn Campuchia.

Hoạt động phát triển thương mại biên giới và hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang có sự chuyển biến tích cực; thủ tục giải quyết lưu thông qua lại cửa khẩu ngày càng thuận lợi, thông thoáng. Qua đó, tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu gia tăng mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. 

Sở Công Thương An Giang cho biết, giai đoạn 2019 - 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng bình quân đạt 5,5%/năm. Riêng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt gần 2,7 tỷ USD (tăng 7,6% so cùng kỳ 2022). Trong đó, xuất khẩu đăng ký tại An Giang trên 553 triệu USD (tăng 9,7%). Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu: Phân bón, sắt thép, xi-măng, xăng dầu, bách hóa tổng hợp, nông thủy sản…  

Hàng hóa thông quan tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, An Giang. Ảnh: CM. 

An Giang có Tỉnh lộ 957 được nâng cấp, mở rộng kết hợp tuần tra biên giới, cứu hộ, cứu nạn và ngăn lũ, tạo điều kiện thuận lợi trao đổi hàng hóa và liên kết vùng. Bên cạnh đó, Dự án tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có điểm đầu giao với Quốc lộ 91, TP.Châu Đốc và điểm cuối tại khu vực cảng Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) đã khởi công. Khi dự án hoàn thành góp phần hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng khu vực, thúc đẩy phát triển hoạt động logistics.

Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thủy, bộ, tỉnh thực hiện nhiều công trình giao thông trọng điểm, kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông, như: Tuyến tránh Long Xuyên; ủy thác quản lý Quốc lộ 91 đoạn từ km51 - km67... Riêng 2 dự án cơ sở hạ tầng giao thông (xây dựng tuyến đường liên kết vùng, đoạn từ TX.Tân Châu đến TP.Châu Đốc kết nối tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp; nâng cấp Tỉnh lộ 949) dài 39,6km, thuận lợi liên kết giữa các vùng thuộc tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp. 

Về kho chứa và bến, bãi tập kết hàng hóa, tỉnh có 45 chi nhánh, địa điểm kinh doanh, kho hàng hóa; 129 điểm phục vụ bưu chính/116 xã, phường, thị trấn; 7 doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và bến bãi tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất, nhập khẩu ở biên giới; 7 cảng thủy, phân bố dọc theo tuyến sông Hậu. Trong đó, cảng Mỹ Thới là cảng biển, với diện tích 39,5ha, công suất thiết kế 4 - 4,750 triệu tấn/năm, là cảng quan trọng của tỉnh, giữ vai trò tập kết hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy ra vào địa phận An Giang. 

Ngoài ra, cảng Mỹ Thới còn quản lý hệ thống 7 bến phao neo đậu có thể tiếp nhận các tàu có trọng tải từ 3.000 - 10.000 DWT; hệ thống kho bãi có thể phục vụ lưu kho lên đến 23.500 tấn và bãi đa chức năng có thể tiếp nhận 52.000 tấn hàng hóa các loại. Cùng với đó là một số cảng nội địa, như: Cảng Bình Long, cảng nhà máy xi-măng An Giang, cảng Gavi (huyện Phú Tân), cảng bốc xếp hàng hóa An Giang, cảng hành khách Châu Đốc. Trong đó, cảng Bình Long có thể tiếp nhận tàu 3.000 tấn, hệ thống kho khoảng 6.000m2 có sức chứa 15.000 tấn hàng hóa. 

Đồng thời, tỉnh có 466 bến thủy nội địa phân bố trên các tuyến đường thủy; 9 bến phà, 142 bến khách ngang sông phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Ngoài ra, tại Khu kinh tế cửa khẩu An Giang có 5 địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập khẩu ở biên giới được Tổng cục Hải quan công nhận. Từ đó, giúp An Giang kết nối và thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại, xuất, nhập khẩu, phân phối hàng hóa. Hiện Khu kinh tế cửa khẩu An Giang được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn là một trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm sẽ được tập trung đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước.   

Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Mỹ Thới. 

Trong thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới, hạ tầng logistics, tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư 168 dự án, tổng số vốn đăng ký 29.836 tỷ đồng. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 39 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đầu tư gần 306 triệu USD, tổng vốn thực hiện 176 triệu USD. Tại các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, 49 dự án được cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng số vốn đăng ký khoảng 8.540 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh, hoạt động logistics ở An Giang hiện vẫn còn một số khó khăn như: Hệ thống hạ tầng dịch vụ logistics tại các khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Việc mời gọi các nhà đầu tư thực hiện các dự án vẫn còn hạn chế, thiếu nguồn vốn đầu tư, cải tạo nâng cấp chợ biên giới. Hoạt động logistics còn rời rạc và mới chỉ đang tham gia một phần trong toàn bộ các hoạt động của dịch vụ logistics.

Trong thời gian tới, Ngành Công Thương An Giang bám sát theo Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 – 2023, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu An Giang, tỉnh An Giang đến năm 2030 để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các công việc cụ thể liên quan đến phát triển hoạt động logistics trên địa bàn tỉnh, tập trung đẩy mạnh phát triển logistics số (e-logistics).

Tiếp tục đầu tư trang thiết bị kiểm tra, đo lường và kiểm định phương tiện do lường phục vụ hoạt động logistics trên địa bàn tỉnh. Đồng thời thường xuyên tuyên truyền, cung cấp các thông tin, cơ sở pháp lý có liên quan về việc thực hiện logisitics trong môi trường đầu tư, kinh doanh; rà soát các danh mục các dự án, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các cơ chế chính sách của tỉnh; Hỗ trợ, tư vấn nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.

An Giang cũng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, như: giao thông, thương mại, cụm công nghiệp, thông tin liên lạc...Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; ưu tiên sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, tạo nền tảng, tiền đề để khai thông tiềm năng và lợi thế phát triển để kinh tế - xã hội. 

Tiến tới triển khai, áp dụng công nghệ kỹ thuật số xây dựng hệ thống quản lý liên thông công khai chia sẻ thông tin từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ (từ khâu thu mua, sản xuất, kho hàng, phân phối, vận chuyển, trả hàng, hậu mãi) giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt thông tin nhanh chóng và điều phối kịp thời mang lại hiệu quả trong hoạt động hệ thống logistics.

Tập trung giải quyết sự thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao trong lĩnh vực kho bãi, đặc biệt là cán bộ quản lý điều hành chuyên ngành về logistics trình độ cao hoặc nhân công được đào tạo chuyên nghiệp, có tình độ tay nghề cao; Đẩy mạnh tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp có hoạt động logistics.

Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kêu gọi xúc tiến đầu tư để thu hút các doanh nghiệp lớn vào nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại các khu kinh tế cửa khẩu; thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa tại các khu kinh tế cửa khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận, đăng ký và triển khai các dự án đầu tư đảm bảo tiến độ thực hiện đăng ký đầu tư, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư hoạt động hiệu quả; tổ chức đối thoại, giải quyết khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp. 

Trong phát triển thương mại biên giới, tỉnh sẽ tăng cường kêu gọi xúc tiến đầu tư, thu hút doanh nghiệp lớn vào nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu; đảm bảo hoạt động xuất, nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa tại khu kinh tế cửa khẩu. Tỉnh nghiên cứu triển khai hệ thống cửa khẩu số tại Khu kinh tế cửa khẩu An Giang nhằm số hóa hoàn toàn quy trình tiến tới chuyển đổi số giúp điều hành toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu trên địa bàn.

Thời gian tới, An Giang cũng tăng cường triển khai ngân hàng điện tử phục vụ hoạt động thanh toán biên mậu để tăng tính linh hoạt cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu; đảm bảo thực hiện việc thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng nhanh gọn, an toàn, tiết kiệm chi phí..

 

 

Hồng Hạnh

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline