Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 14:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều khó khăn

Thứ sáu, 13/10/2023 07:10

TMO - Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đang là vấn đề nan giải của nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi. Dù đã có nhiều giải pháp được thực hiện nhưng bài toán thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, năm 2022, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 800 tấn/ngày đêm. Tại các đô thị, khu dân cư tập trung, tổng khối lượng rác được thu gom, xử lý khoảng 500 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực các đô thị trung bình đạt khoảng 75 - 80%; tại khu vực nông thôn đạt khoảng 40 - 50%.  Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh do các công ty dịch vụ môi trường, hợp tác xã vệ sinh môi trường hoặc các tổ, đội vệ sinh tại các địa phương thực hiện. 

Chất thải rắn sinh hoạt sau khi đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chủ yếu bằng phương pháp đốt, chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi rác khác trên địa bàn một số huyện chủ yếu là chôn lấp thông thường, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực nông thôn, những khu vực chưa được đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển thì người dân tự thu gom và xử lý bằng cách đốt hoặc đào hố để chôn lấp.

UBND tỉnh cho rằng, thời gian qua, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đã chuyển biến tích cực, từng bước xử lý khối lượng rác tồn đọng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc trong đầu tư hạ tầng và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn. Khó khăn hiện nay là quy định về khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường từ công trình xử lý chất thải rắn đến các công trình xây dựng khác khó đảm bảo. 

Trong khi đó, vị trí đảm bảo yêu cầu khoảng cách thường nằm ở vùng núi, có địa hình phức tạp, xa dân cư, xa nguồn thu gom rác thải… Do đó chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng lớn, chi phí thu gom, vận chuyển để xử lý rác thải cao. Mặc dù, tỉnh đã quy hoạch các vị trí xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nhưng việc thu hút đầu tư các dự án trong lĩnh vực này khó thực hiện, bởi người dân trong vùng chưa đồng thuận, phản đối gay gắt.

Nhiều khó khăn trong công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh cần được tháo gỡ. 

Việc thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn. Mặc dù các vị trí xử lý chất thải rắn đã có quy hoạch, tuy nhiên khi triển khai thực hiện gặp sự không đồng thuận của người dân trong vùng. Công tác tổ chức họp, lấy ý kiến người dân khá phức tạp. Với khối lượng rác phát sinh trên địa bàn tỉnh thì việc áp dụng công nghệ tiên tiến là không khả thi.  

Ở các huyện miền núi, dân cư sinh sống thưa thớt, việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại các huyện này phần lớn ở các khu vực trung tâm đô thị, trung tâm xã, các khu chợ, trường học, khu dân cư tập trung đông đúc và xử lý bằng cách chôn lấp nên tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường. Ý thức của một số người dân còn hạn chế, vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi ra môi trường gây khó khăn cho việc thu gom, làm mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường… 

Tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, công tác thu gom, xử lý nguồn thải trên vẫn còn nhiều hạn chế. Theo báo cáo UBND huyện Lý Sơn, trên địa bàn huyện, chất thải rắn chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Một phần rác thải nông nghiệp (thân cây hành, tỏi) được các hộ dân tận dụng ủ làm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp; phần rác thải nông nghiệp còn lại và toàn bộ rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển về Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Lý Sơn để xử lý.

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển về nhà máy trung bình từ 22 - 25 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom đạt khoảng 90%; thời điểm cao nhất có thể đạt 26 - 30 tấn/ngày.  Huyện Lý Sơn hiện chỉ có 1 nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Công tác bảo vệ môi trường được chú trọng, cũng như nhận thức của người dân trên địa bàn huyện ngày càng nâng cao nên tình trạng ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt ít xảy ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện gặp một số khó khăn. Một số ít người dân chưa tuân thủ đổ, bỏ rác thải đúng nơi quy định tại các điểm tập kết, gây khó khăn cho công tác thu gom; tình trạng lén lút đổ rác thải xuống biển làm ảnh hưởng môi trường vẫn còn xảy ra. Việc phân loại rác thải tại nguồn còn hạn chế; công nghệ xử lý rác thải chưa hiện đại (chủ yếu đốt, chôn lấp) gây khí thải, nước thải ra môi trường…

Để tạo điều kiện cho huyện tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đồng bộ trong thời gian tới, sớm phát triển Lý Sơn thành trung tâm du lịch biển đảo quốc gia theo Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị, UBND huyện Lý Sơn đề nghị UBND tỉnh quan tâm phân bổ kinh phí đảm bảo cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện cũng như công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới.

Các địa phương kiến nghị tỉnh cần hỗ trợ bố trí thêm nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý chất thải, rác thải trên địa bàn. 

Khối lượng rác thải sinh hoạt hàng năm trên địa bàn huyện Bình Sơn được thu gom, vận chuyển, xử lý gần 30 nghìn tấn. Trong đó, thu gom trong Khu kinh tế Dung Quất là hơn 20 nghìn tấn. Các doanh nghiệp có khối lượng phát sinh chất thải lớn hợp đồng với cơ quan chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý. Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về môi trường được chú trọng. Nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân loại tại nguồn đã được tăng cường. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số nơi trên địa bàn huyện dần được cải thiện. Các mô hình thu gom rác thải triển khai thực hiện bước đầu đã đem lại hiệu quả. 

Huyện Bình Sơn kiến nghị tỉnh cần hỗ trợ bố trí thêm nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý chất thải, rác thải trên địa bàn huyện Bình Sơn. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, địa điểm phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, rác thải, cho công tác phân loại tại nguồn. Trong quá trình thu hút và thực hiện đầu tư cần ưu tiên cho các dự án ít tác động môi trường, giảm rác thải công nghiệp; chỉ đạo các doanh nghiệp áp dụng cộng nghệ xử lý rác thải tiên tiến cho phù hợp với xu thế phát triển. 

Tại TX.Đức Phổ, sau khi Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Đức Phổ (Nay là TX.Đức Phổ) tại thôn La Vân, phường Phổ Thạnh dừng hoạt động vào tháng 7/2018, việc xử lý rác thải sinh hoạt của Đức Phổ gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục khó khăn, thị xã phối hợp với Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Ngãi thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của một số địa phương trên địa bàn. Các địa phương còn lại bố trí địa điểm xử lý rác thải sinh hoạt tạm thời. Thị xã khuyến khích người dân tự xử lý rác thải sinh hoạt tại nhà, tránh tình trạng xả rác bừa bãi nơi công cộng.

Đến nay, UBND thị xã lập hồ sơ và được UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch điều chỉnh Khu quy hoạch xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt TX.Đức Phổ tại xã Phổ Nhơn, với diện tích gần 18 ha. Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn TX.Đức Phổ để đầu tư xây dựng. Thị xã cũng đã triển khai việc lấy ý kiến người dân về dự án; Sở KH&CN đã thẩm định công nghệ trạm xử lý nước rỉ rác; thị xã tổ chức lấy ý kiến Tổ chuyên gia và Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh và các sở, ngành có liên quan về hồ sơ đánh giá tác động môi trường

Tại Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn, tiến hành đồng thời các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn; mở rộng mạng lưới thu gom chất thải rắn; thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn với phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Trong đó, đến năm 2025, đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị khoảng 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom, xử lý.  Ít nhất 60% số hộ đô thị triển khai các giải pháp phân loại rác thải tại nguồn. Tại khu vực nông thôn khoảng 65% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nông thôn được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường. Ít nhất 50% số hộ nông thôn triển khai các giải pháp phân loại rác thải tại nguồn.

Thời gian tới, các ngành chức năng tiếp tục xây  dựng kế hoạch và từng bước triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tập trung triển khai tại cả 3 khu vực (đô thị, nông thôn, hải đảo), tại các khu vực công cộng, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, khu du lịch, chợ, trung tâm thương mại, khu vui chơi, giải trí.

Huy động mọi nguồn lực đầu tư, tăng cường xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; triển khai có hiệu quả Đề án thu gom, vận chuyển rác thải gắn với giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.  Ưu tiên lựa chọn các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; thúc đẩy giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn kết hợp với thu hồi năng lượng nhằm tiết kiệm tài nguyên, hạn chế gây ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra.

 

 

Minh Hải 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline