Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 03:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Thu dịch vụ môi trường rừng ngập mặn đối diện nhiều thách thức

Chủ nhật, 19/05/2024 12:05

TMO - Tại những nơi có hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái dựa vào rừng ngập mặn, chủ rừng trực tiếp kinh doanh nên có thể thu trực tiếp. Nhưng nhiều nơi đang có tình trạng kinh doanh du lịch sinh thái nhỏ lẻ, tự phát, doanh thu không đáng kể hoặc không có cơ sở xác định doanh thu.

Luật Lâm nghiệp và Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đã quy định, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phải chi trả tối thiểu 1% doanh thu đối với dịch vụ bảo vệ duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch du lịch. Tương tự, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản cũng chi trả tối thiểu 1% doanh thu cho dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố môi trường, hệ sinh thái rừng phục vụ nuôi trồng thủy sản. Riêng dịch vụ hấp thụ và lưu trữ các-bon, giảm phát thải khí nhà kính đang trong giai đoạn nghiên cứu thí điểm và dự kiến khoảng 5 – 10 USD/tấn CO2 tương đương.

(Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia, việc thu dịch vụ môi trường rừng ngập mặn đang gặp nhiều thách thức. Theo đó, tại những nơi có hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái dựa vào rừng ngập mặn như Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ... chủ rừng trực tiếp kinh doanh nên có thể thu trực tiếp. Nhưng nhiều nơi đang có tình trạng kinh doanh du lịch sinh thái nhỏ lẻ, tự phát, doanh thu không đáng kể hoặc không có cơ sở xác định doanh thu.

Trong mô hình nuôi trồng thủy sản dựa vào rừng ngập mặn thông thường, đa số chủ rừng trực tiếp nuôi trồng thủy sản trong diện tích rừng được giao quản lý, sử dụng; số lượng người hưởng lợi lớn trong khi hoạt động nuôi trồng thủy sản được thực hiện ở quy mô nhỏ lẻ, doanh thu thấp, nhiều rủi ro. Riêng mô hình nuôi tôm sinh thái, quy định chi trả trực tiếp không có lợi cho chủ rừng kiêm người nuôi tôm (do không thể tham gia đàm phán về mức chi trả và hình thức chi trả), chi phí giao dịch cao (do số lượng chủ rừng lớn).

Ngoài ra, cũng chưa có khung pháp lý cho việc thiết lập thị trường carbon trong lĩnh vực lâm nghiệp nói chung và cho rừng ngập mặn nói riêng; thông tin, dữ liệu về rừng ngập mặn và trữ lượng carbon của các loại rừng ngập mặn chưa đồng bộ, thống nhất trong khi yêu cầu kỹ thuật trong đo lường, kiểm định phức tạp. Đây là những vấn đề cần được đưa ra trong quá trình sửa đổi, bổ sung quy định. Đặc biệt về đối tượng phải chi trả cho dịch vụ hấp thụ và lưu trữ carbon nhằm phát huy tối đa nguồn lực mới này trong thời gian tới.

Theo thống kê, hiện nay, tổng diện tích rừng ngập mặn cả nước khoảng 200.000 ha. Với diện tích này, Việt Nam đứng tốp đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Do Việt Nam có khoảng 3260 km đường bờ biển, chạy dọc theo 28 tỉnh và thành phố từ Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đến Càu Mau. Chạy dọc theo đường bờ biển ấy, có một số khu rừng ngập mặn lớn như: rừng ngập mặn Cần Giờ (TP.HCM), rừng ngập mặn Rú Chà (tỉnh Thừa Thiên - Huế), rừng ngập mặn nguyên sinh ở Tam Giang (tỉnh Quảng Nam), rừng ngập mặn ở Cà Mau.

Nổi bật trong số đó là rừng ngập mặn Cần Giờ với tổng diện tích nên tới khoảng 37.000 ha, được mệnh danh là khu rừng ngập mặn đẹp nhất của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trong do thu hẹp về diện tích bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng ngập mặn.

 

 

PHẠM DUNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline