Hotline: 0941068156

Thứ tư, 23/07/2025 12:07

Tin nóng

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Thứ tư, 23/07/2025

"Thỏa thuận xanh" vì hòa bình và phát triển

Chủ nhật, 27/03/2022 17:03

TMO - Lần đầu tiên, Diễn đàn nước thế giới, sự kiện quốc tế lớn nhất về nước và các vấn đề liên quan diễn ra 3 năm một lần, được tổ chức tại một quốc gia ở vùng hạ Sahara châu Phi, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng thiếu nước.

Diễn đàn nước thế giới lần thứ chín diễn ra từ ngày 21-26/3 tại Dakar, Senegal do Hội đồng Nước thế giới tổ chức. Chủ đề của diễn đàn năm nay là “An ninh nước vì hòa bình và phát triển”, với mục tiêu tạo động lực hành động mạnh mẽ hơn nhằm góp phần thiết thực hỗ trợ chuyển đổi và nâng cao đời sống của người dân ở những khu vực còn khó khăn vì thiếu thốn nước.

Theo ước tính của Liên hợp quốc (LHQ), năm 2020, hơn 2 tỷ người trên thế giới sinh sống trong điều kiện không đủ nước uống trong nhà, 771 triệu người phải di chuyển quãng đường ít nhất 30 phút xa nhà để có nguồn nước sạch và hơn 100 triệu người đang sử dụng nguồn nước uống trực tiếp chưa qua xử lý, nước chất lượng không đảm bảo.

Chỉ có 58% người dân châu Phi có thể tiếp cận nguồn nước uống an toàn 

Vấn đề biến đổi khí hậu càng đẩy nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nước lên cao, đặc biệt là tại châu Phi. Chỉ có 58% người dân châu Phi có thể tiếp cận nguồn nước uống an toàn, chỉ có 10% tiềm năng thủy điện được khai thác. Việc sử dụng nước chất lượng thấp là nguyên nhân gây ra 70-80% dịch bệnh tại châu Phi. Ảnh hưởng về sức khỏe dẫn tới những thiệt hại về giáo dục, đặc biệt là với trẻ em gái, kéo theo những hệ lụy đeo bám suốt cuộc đời. 

Theo báo cáo của FAO, tình trạng thiếu và ô nhiễm nước đang đe dọa đẩy các hệ thống thực phẩm nông nghiệp chính trên thế giới đến nguy cơ đứt gãy, bởi nông nghiệp là ngành chiếm khoảng 70% nhu cầu sử dụng nước ngọt toàn cầu. Ở hầu hết các nước châu Phi, lượng nước có sẵn thấp đến nỗi nhiều quốc gia không có đủ nước để sử dụng trong trồng trọt hoặc đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực kinh tế khác. Khoảng 3,2 triệu người sống ở các vùng nông nghiệp đối mặt với những rủi ro do tình trạng khan hiếm nước, đe dọa an ninh lương thực toàn cầu và phát triển bền vững. 

Diễn đàn nước lần thứ chín đã bế mạc với tuyên bố “Thỏa thuận xanh” (Blue Deal) kêu gọi đảm bảo tiếp cận nguồn nước và vệ sinh cho tất cả mọi người; đảm bảo nguồn tài chính phù hợp và quản trị toàn diện, cũng như tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nước. Tuyên bố “Thỏa thuận xanh” được đánh giá có khả năng thúc đẩy triển khai quyền sử dụng nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người thông qua việc cung cấp các khung pháp lý phù hợp.

Tuyên bố cũng kêu gọi ứng dụng luật nhân đạo quốc tế, đặc biệt là những nghị định thư bổ sung cho Công ước Geneva 1949 về bảo vệ nguồn cung nước và các hệ thống vệ sinh cần thiết trong thời gian xảy ra xung đột. Tuyên bố kêu gọi các bên  liên quan áp dụng các kế hoạch quản lý sử dụng nước đồng bộ và bền vững để bảo vệ nguồn tài nguyên nước và hệ sinh thái, đảm bảo khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu và các áp lực nhân khẩu học.

Hợp tác xuyên biên giới trong quản lý nước chính là hợp tác vì phát triển bền vững, đạt tiến bộ dựa trên các quan hệ đối tác, là về hòa bình và an ninh và trên hết là vì con người và tương lai của loài người. Bởi vậy, cộng đồng quốc tế cần thúc đẩy quản trị, đầu tư, sáng tạo và phối hợp rõ nét vì một tương lai an ninh nước cho tất cả mọi người, và cũng để chứng minh nước không phải là nguồn cơn gây xung đột mà là biểu tượng của sự hợp tác và hy vọng.

 

Khánh Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline