Hotline: 0941068156

Thứ hai, 28/04/2025 14:04

Tin nóng

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Thứ hai, 28/04/2025

Thiết bị bay giám sát môi trường

Thứ tư, 16/03/2022 20:03

TMO - Xuất phát từ những khó khăn khảo sát, đo đạc số liệu trong ngành bản đồ ở khu vực rộng lớn, nơi khó tiếp cận, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Tin học Trắc địa và Bản đồ, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã thực hiện nghiên cứu thành công thiết bị bay giám sát môi trường.

Nhóm nghiên cứu đã dựa trên các đề tài nghiên cứu cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường, tạo cơ sở để làm chủ công nghệ, chế tạo được thiết bị trong nước. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến các đề tài chế tạo các hệ thống định vị vệ tinh, mục đích xác định vị trí đo theo công nghệ trạm tham chiếu ảo (GNSS - VRS), phần mềm xử lý dữ liệu định vị theo công nghệ trạm tham chiếu ảo trên thiết bị bay không người lái (UAV).

Thiết bị bay giám sát môi trường bao gồm các hệ thống xe tự hành (AGV -Survey), phần mềm điều khiển và xử lý thiết bị đo sâu hồi âm và xuồng không người lái (USV - Survey)...Đồng thời, thiết bị này cũng khác với drone, có thể chuyển từ chế độ phóng sang cất cánh thẳng đứng dạng cánh cứng, giúp nâng cao hiệu quả mà không cần đường băng. Cải tiến này giúp an toàn hơn ở các địa hình khó như rừng, đô thị.

Ảnh minh họa 

Sau nhiều lần thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công 5 phiên bản máy bay cánh cứng cất cánh thẳng đứng. Máy bay kích thước lớn nhất của nhóm có sải cánh 2,4 m, bay được 110 phút với tốc độ 80 km/h.

Khi kết hợp ba hệ thống robot trên không (UAV), mặt đất (AGV - Survey), dưới nước (USV), cùng các cảm biến camera, laser, đo sâu hồi âm giúp đo đạc và thành lập bản đồ địa hình và điều tra các đối tượng thông tin địa lý tỷ lệ lớn trên mặt đất, trên không và dưới nước. Ngoài ra, thiết bị có thể ứng dụng cứu hộ cứu nạn như hỗ trợ cán bộ tiếp tế lương thực, thuốc và nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân vùng bị thiên tai bão lũ.

Hiện nay, thiết bị đã được nhiều đơn vị trong nước ứng dụng, trong đó có dự án bay chụp ảnh và đo sâu hồi âm trên xuồng không người lái đánh giá trữ lượng bụi thải nhiệt điện tại Quảng Ninh, Bay chụp và quét Lidar UAV cho dự án đường cao tốc Ninh Hòa - Ban Mê Thuột (tháng 10/2021).

Thiết bị bay chụp và lập bản đồ khu vực sụt trượt thuộc khu vực xã huyện Hướng Hóa, Quảng Trị; Điều tra thành lập bản đồ và cơ sở dữ liệu Đất ngập nước vùng Tứ giác Long Xuyên; Sở Công an TP.HCM ứng dụng bay chụp cho toàn TP HCM...

Nhóm nghiên cứu cho biết, bên cạnh việc tiết kiệm nhân lực khảo sát thực địa, hệ thống giúp bảo đảm an toàn lao động. Các khu vực khảo sát khó khăn trước đây cán bộ đo đạc sẽ phải đến đo trực tiếp, giờ đây chỉ cần lập trình cho các thiết bị bay tự động vào khu vực đo đạc và gửi dữ liệu về.

Thông tin từ Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, công nghệ bay chụp UAV có nhiều ưu thế như chi phí vận hành thấp, cho phép thu nhận dữ liệu nhanh, thường xuyên, chi tiết, độ chính xác cao và dễ dàng tạo dữ liệu 3D sẽ mở ra nhiều ứng dụng mới trong công tác giám sát, thu nhận dữ liệu, thành lập bản đồ đo địa hình ở Việt Nam.

Vì vậy, trong thời gian tới, Viện cũng đã đề xuất với Bộ TN&MT thực hiện dự án sản xuất dự nghiệm để hoàn thiện quy trình, nâng cao độ chính xác thành lập bản đồ bằng công nghệ bay chụp UAV tích hợp thiết bị GNSS-IMU và đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm thiết bị của đề tài.

 

Huy Hoàng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline