Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 23:04

Tin nóng

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Thứ tư, 16/04/2025

Thị trường lúa gạo: Việt Nam đủ năng lực ứng phó biến động giá

Thứ tư, 12/03/2025 08:03

TMO – “Biến động giá là điều tất yếu, nhưng Việt Nam có đủ năng lực để ứng phó. Chúng ta không chỉ dừng ở việc ổn định giá mà còn phải nâng cao giá trị, xây dựng thương hiệu gạo bền vững để vươn xa toàn cầu”, Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh.

Nhiều năm quan, ngành lúa gạo Việt Nam đã chứng tỏ vai trò quan trọng trên bản đồ xuất khẩu thế giới. Giai đoạn 2016-2022, giá gạo 5% tấm dao động ổn định ở mức 420-535 USD/tấn. Đỉnh cao ghi nhận vào tháng 11/2023, khi giá đạt 663 USD/tấn – mức cao nhất trong 15 năm – nhờ Ấn Độ tạm dừng xuất khẩu gạo, tạo cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, bước sang đầu năm 2025, giá gạo 5% tấm giảm mạnh xuống 393-400 USD/tấn, mất 40% so với cuối năm 2023, trở thành mức thấp nhất trong nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu như Thái Lan (450 USD/tấn), Ấn Độ, và chỉ nhỉnh hơn Pakistan.

Năm 2025, tổng diện tích gieo cấy lúa cả nước dự kiến đạt 7,03 triệu ha, với năng suất trung bình 61,6 tạ/ha, sản lượng ước tính 43,14 triệu tấn, giảm nhẹ 323 nghìn tấn so với năm 2024. Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, dự kiến đạt 24,057 triệu tấn từ 3,8 triệu ha, năng suất trung bình 63,09 tạ/ha. Tổng lượng gạo hàng hóa xuất khẩu ước tính 4,53 triệu tấn trong 6 tháng đầu năm và 3,012 triệu tấn trong 6 tháng cuối năm, đảm bảo nguồn cung dồi dào cho cả thị trường nội địa lẫn quốc tế.

(Ảnh minh họa)

Hai tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 613 triệu USD, tăng 5,9% về lượng nhưng giảm 13,6% về giá trị do giá gạo toàn cầu điều chỉnh. Tại ĐBSCL, giá lúa hiện dao động từ 7.500-8.500 đồng/kg (lúa tươi) và 9.000-10.000 đồng/kg (lúa khô), vẫn đảm bảo lợi nhuận cho nông dân nhờ chi phí sản xuất ổn định.

Hiện tại, giá gạo Việt Nam (395-400 USD/tấn) thấp hơn 50 USD/tấn so với Thái Lan, phản ánh sức ép cạnh tranh từ nguồn cung dư thừa. Nhu cầu từ các thị trường lớn như Philippines và Indonesia cũng giảm do đã tích trữ đủ trong năm 2024, chờ giá giảm thêm. Dù vậy, nhiều ý kiến lạc quan: "Nhu cầu từ Trung Quốc, EU, Nhật Bản và các thị trường tiềm năng vẫn là điểm sáng. Việt Nam cần chủ động nắm bắt để củng cố vị thế".

Tại cuộc họp đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long vừa diễn ra mới đây, Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đánh giá cao thành tựu năm 2024 với 9,18 triệu tấn gạo xuất khẩu (5,75 tỷ USD). Đồng thời khẳng định: "Dù giá giảm đầu năm 2025, nền tảng sản xuất và kinh nghiệm thị trường là bệ đỡ để bứt phá". Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh đàm phán mở rộng thị trường mới, ưu tiên gạo chất lượng cao, đồng thời nghiên cứu kích hoạt dự trữ quốc gia và giá sàn để bình ổn giá.

Cũng tại cuộc họp, Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: "Biến động giá là điều tất yếu, nhưng Việt Nam có đủ năng lực ứng phó. Chúng ta không chỉ dừng ở việc ổn định giá mà còn phải nâng cao giá trị, xây dựng thương hiệu gạo bền vững để vươn xa toàn cầu." Ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng: vượt qua thách thức ngắn hạn để vươn tới mục tiêu dài hạn. Với sản lượng ổn định, chính sách hỗ trợ và sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, địa phương và doanh nghiệp, lúa gạo không chỉ là nguồn sống của hàng triệu nông dân mà còn là biểu tượng cho khát vọng phát triển bền vững của Việt Nam trên thị trường quốc tế…/.

 

 

LÝ LAN

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline