Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 29/03/2025 14:03

Tin nóng

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Những “cột mốc xanh” nơi đảo xa

Phòng chống dịch sởi: Rà soát tiêm chủng đảm bảo không bỏ sót đối tượng

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của “mô hình tăng trưởng mới”

Đảm bảo thống nhất, phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả Luật Địa chất và khoáng sản

Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Thứ bảy, 29/03/2025

Thế giới đối mặt với nguy cơ xảy ra nhiều vụ cháy rừng nghiêm trọng hơn

Thứ năm, 24/02/2022 16:02

TMO - Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), số vụ cháy rừng nghiêm trọng trên khắp thế giới sẽ tăng mạnh trong những thập kỷ tới do hệ quả của việc Trái Đất ấm lên. 

Theo UNEF, mặc dù các quốc gia đã có nhiều nỗ lực trong mục tiêu hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thì không thể ngăn chặn tần suất xảy ra các đám cháy rừng nghiêm trọng.

Báo cáo của UNEF nhận định trong vòng 28 năm tới, nguy cơ xảy ra các vụ cháy rừng trong một năm nào đó có thể tương tự như "mùa Hè đen" của Australia năm 2019-2020 hay các đám cháy lớn ở Bắc Cực vào năm 2020 có thể tăng tới 31-57%. Trái Đất nóng lên đang biến nhiều khu vực trở thành mồi lửa và thời tiết cực đoanhơn đồng nghĩa với gió mạnh hơn, nóng hơn và khô hạn hơn tạo điều kiện cho lửa bùng phát mạnh hơn.

Trận hỏa hoạn Dixie Fire bên đường cao tốc bắc thị trấn Greenville, Calofornia. (Ảnh: AP - Noah Berger)

Báo cáo nêu rõ những đám cháy rừng như vậy không chỉ đang bùng phát ở những khu vực vẫn thường xuyên xảy ra mà còn bùng phát ở những nơi hiếm khi xảy ra, trong đó có các vùng đất than bùn khô hay tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu đang tan chảy. 

Trong vòng 3 năm trở lại đây các đợt nắng nóng, thời tiết khô hạn và độ ẩm của đất giảm, do sự ấm lên của Trái Đất, đã góp phần gây ra các đám cháy rừng lớn nhất trong lịch sử tại miền Tây nước Mỹ, Australia và lưu vực Địa Trung Hải. Ngay cả Bắc Cực, trước đây chưa từng xảy ra cháy rừng, cũng đang chứng kiến các vụ cháy ngày một gia tăng, đặc biệt là các vụ cháy âm ỉ dưới lòng đất suốt cả mùa Đông trước khi bùng phát thành đám cháy lớn.

Cháy rừng không những gây ra những thiệt hại và kinh tế mà còn tác động trực tiếp đến chất lượng môi trường. Các nhà khoa học ước tính gần 3 tỷ động vật có vú, bò sát, chim và ếch đã bị chết hoặc bị đe dọa trong các vụ cháy rừng nghiêm trọng xảy ra năm 2019-2020 ở Australia. Chỉ riêng trong tháng 7, 8 năm 2021, cháy rừng gia tăng đã thải ra hơn 2,5 tỷ tấn CO2 làm Trái Đất ấm lên, tương đương với lượng khí phát thải hằng năm của cả Ấn Độ.

Từ đây, báo cáo của UNEP đề nghị các chính phủ cần chuẩn bị sẵn sàng để có thể hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cháy rừng. Các nước cần dành 45% ngân sách để phòng ngừa cháy rừng, 34% để ứng phó khi xảy ra cháy rừng và 20% để phục hồi hậu cháy rừng.

 

 

Thanh Lam

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline