Hotline: 0941068156

Thứ năm, 26/12/2024 18:12

Tin nóng

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

Thứ năm, 26/12/2024

Thanh Hóa: Ngành tài nguyên môi trường gặp khó trong xử lý một số hoạt động đặc thù

Thứ sáu, 13/12/2024 20:12

TMO - Tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất, chăn nuôi xảy ra ở một số địa phương; tình trạng quá tải tại nhiều bãi rác trên địa bàn tỉnh, tiến độ triển khai các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) còn chậm. Đó là một trong những vấn đề nóng được đông đảo cử tri và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Nói về vấn đề này, chiều 13/12, tại phiên chất vấn, ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Thanh Hóa, cho biết: Hiện toàn tỉnh có 671 cơ sở (gồm 595 cơ sở sản xuất và 76 trang trại) là đối tượng lập hồ sơ môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT và UBND tỉnh. Trong đó, khoảng 152 cơ sở thuộc nhóm có nguy cơ ô nhiễm môi trường, chiếm 22,7%; nhóm không thuộc loại hình có nguy cơ ô nhiễm môi trường nhưng thường phát sinh nhiều bụi trong quá trình hoạt động là 318 cơ sở, chiếm 47,4%...

Bên cạnh đó, còn có 1.960 cơ sở sản xuất, chăn nuôi là đối tượng lập hồ sơ môi trường thuộc thẩm quyền của cấp huyện. Và khoảng 3.400 cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình không thuộc đối tượng lập hồ sơ môi trường nhưng có phát sinh tiếng ồn, khí thải, nước thải có thể gây ô nhiễm.

Toàn cảnh phiên chất vấn.

Tình trạng gây ô nhiễm môi trường do một số cơ sở sản xuất, chăn nuôi còn xảy ra ở một số địa phương, ảnh hưởng đến đời sống và gây bức xúc trong Nhân dân như: Các cơ sở chế biến hải sản ở khu vực thị xã Nghi sơn, huyện Hậu Lộc phát sinh mùi hôi, khó chịu; một số trang trại chăn nuôi quy mô lớn và nhỏ trên địa bàn các huyện Thường Xuân, Lang Chánh, Thạch Thành, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa... gây mùi và xả nước thải chưa đạt yêu cầu ra môi trường...

Trước thực trạng trên, các đại biểu HĐND tỉnh đã đặt nhiều câu hỏi, đồng thời đề nghị ngành Tài nguyên và Môi trường làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục.

Đại biểu Lê Thị Hương, Tổ đại biểu huyện Thọ Xuân đặt câu hỏi chất vấn.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Thị Hương, Tổ đại biểu huyện Thọ Xuân liên quan đến việc quản lý các cơ sở sản xuất vàng mã nằm dọc bờ sông Mã thuộc các địa phương như Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước và công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở trên, ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở TN&MT Thanh Hóa, nói: Năm 2021, UBND tỉnh đã thành lập đoàn thanh tra liên ngành, thanh tra toàn diện công tác bảo vệ môi trường (BVMT) đối với 18 cơ sở sản xuất giấy vàng mã trên địa bàn các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh và TP Thanh Hóa.

Quá trình thanh tra cho thấy, các cơ sở đều có các hành vi vi phạm quy định về đất đai, đầu tư xây dựng, tài nguyên nước và BVMT ở các mức độ khác nhau, các hành vi vi phạm đã được ngành nhắc nhở, xử lý theo quy định. Đến nay, các cơ sở trên đều đã đầu tư khu xử lý nước thải; quá trình hoạt động có giám sát của ngành chức năng, chính quyền địa phương.

Đại biểu Cao Tiến Đoan, Tổ đại biểu TP Sầm Sơn.

Liên quan đến câu hỏi của đại biểu Cao Tiến Đoan, Tổ đại biểu TP Sầm Sơn về nguyên nhân, giải pháp căn cơ để khắc phục tình trạng quá tải ở các bãi rác thải, Giám đốc Sở TN&MT nêu rõ: Thời gian qua lượng rác thải hằng ngày vận chuyển về một số bãi chôn lấp rác trên địa bàn tỉnh là rất lớn dẫn đến tình trạng quá tải, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Điển hình có bãi chôn lấp rác thải xã Đông Nam (Đông Sơn); bãi chôn lấp rác thải phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn); bãi chôn lấp rác thải phường Trung Sơn (TP Sầm Sơn).

Giải pháp để khắc phục tình trạng trên là Sở TN&MT sẽ tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai rộng rãi quy định về phân loại CTRSH tại nguồn theo quy định của Luật BVMT. Phối hợp với các sở tăng cường đôn đốc, yêu cầu các chủ đầu tư các dự án Nhà máy xử lý rác thải tại xã Đông Nam (Đông Sơn); phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn) và xã Quảng Minh (TP Sầm Sơn) khẩn trương hoàn thành đưa vào hoạt động để đóng cửa các bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường. Về lâu dài sẽ tham mưu đầu tư các nhà máy xử lý rác công nghệ hiện đại quy mô lớn.

Ngành cũng đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền cho Nhân dân về việc phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải phải xử lý; đồng thời kiểm tra, giám sát các đơn vị được giao quản lý, vận hành các bãi chôn lấp rác phải thực hiện đúng quy trình xử lý rác thải, định kỳ đầm nén, che phủ bề mặt các ô chôn lấp, phun hóa chất để giảm thiểu mùi, thu gom, xử lý nước rỉ rác đúng quy định; kiểm soát lượng rác thải về bãi chôn lấp đảm bảo đúng phạm vi thu gom, loại chất thải.

Ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa tại phiên chất vấn.

Trong phiên chất vấn, ông Lê Sỹ Nghiêm cũng đã làm rõ những khó khăn, vướng mắc, trách nhiệm của ngành và các đơn vị liên quan đến việc chậm triển khai dự án Nhà máy xử lý rác thải tại xã Đông Nam (Đông Sơn); Nhà máy đốt rác phát điện tại phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn); Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt trại xã Quảng Minh (TP Sầm Sơn).

Nói về nguyên nhân chậm tiến độ, ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở TN&MT, cho biết: Do thủ tục hành chính về dự án đầu tư còn phức tạp, thời gian thẩm định dự án kéo dài. Giai đoạn năm 2020-2022 diễn ra dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện của các dự án; vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng chậm được giải quyết... Đặc biệt, các nhà đầu tư dự án chưa tập trung toàn bộ nguồn lực để thực hiện sớm các hồ sơ thủ tục liên quan để triển khai dự án.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Quốc Hải, Tổ đại biểu huyện Thiệu Hóa và đại biểu Nguyễn Ngọc Túy, Tổ đại biểu huyện Như Xuân về giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án CTRSH, lãnh đạo Sở TN&MT, nhấn mạnh: Sở TN&MT tiếp tục đồng hành cùng các chủ đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt để kịp thời tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt giá dịch vụ xử lý CTRSH sau khi Bộ TN&MT ban hành quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật và quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục có các văn bản chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành, đưa dự án đi vào hoạt động theo đúng tiến độ và cam kết; thu hồi các dự án không hoàn thành hồ sơ thủ tục pháp lý theo quy định.

Cũng tại phiên chất vấn, Giám đốc Sở TN&MT đã trả lời câu hỏi của cư tri gửi đến kỳ họp qua đường dây nóng về giải pháp thực hiện quy định phân loại rác tại nguồn từ ngày 1/1/2025; đại diện lãnh đạo huyện Nông Cống cũng đã trả lời nội dung liên quan đến câu hỏi của cư tri gửi đến kỳ họp về việc xả thải ảnh hưởng đến môi trường và việc xử lý sai phạm của ngành chức năng đối với Trang tại chăn nuôi bò sữa tại xã Yên Mỹ (Nông Cống). Theo đại diện lãnh đạo huyện Nông Cống, sau khi có phản ánh của người dân, huyện đã cử đơn vị lực lượng chức năng kiểm tra lấy mẫu nước thải gửi cơ quan chức năng kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy, mẫu nước thải vượt quy chuẩn xả thải cho phép. Huyện đang hoàn thiện hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Tại phiên chất vấn, Giám đốc Sở TN&MT Thanh Hóa cũng cho biết, việc xử lý vi phạm hành chính đôi khi chưa quyết liệt vì một số loại hình hoạt động có tính đặc thù như bệnh viện, trang trại. Việc đình chỉ hoạt động đối với bệnh viện là khó thực hiện do ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh của người dân. Còn đình chỉ hoạt động đối với các trang trại cũng khó thực hiện do đặc tính sinh học của vật nuôi nếu vận chuyển đi ngay sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, nguy cơ thiệt hại cao cho doanh nghiệp. Tuy không yêu cầu dừng hoạt động nhưng qua kiểm tra, Sở đã yêu cầu các đơn vị khắc phục ngay để không gây ô nhiễm môi trường...

Ông Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa kết luận nội dung chất vấn.

Phát biểu kết luận nội dung chất vấn, ông Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh nhấn mạnh: Vấn đề ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm rộng rãi không chỉ Nhân dân trong tỉnh, mà chính các đại biểu HĐND cũng đặc biệt quan tâm.

Phần trả lời chất vấn của Giám đốc Sở TN&MT phần nào cho chúng ta thấy thực trạng ô nhiễm môi trường do một số cơ sở sản xuất, chăn nuôi gây ra và ô nhiễm môi trường tại các bãi rác, cũng như tiến độ chậm của các nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Qua chất vấn thấy được tinh thần chỉ đạo rất quyết liệt của UBND tỉnh trong việc xử lý vấn đề môi trường nói chung và các nội dung được chất vấn nói riêng.

Chủ tịch HĐND tỉnh cơ bản thống nhất với những nhiệm vụ, giải pháp được Giám đốc Sở TN&MT nêu lên tại phiên chất vấn. Đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ và yêu cầu ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung thực hiện trong thời gian tới. Đồng chí lưu ý, trong quá trình điều hành, chỉ đạo điều hành kinh tế - xã hội các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện nghiêm các quy hoạch đã ban hành, bao gồm cả quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng huyện... để làm cơ sở phòng ngừa, giảm thiểu tác động từ sự cố môi trường khi bố trí các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đúng quy hoạch…

Cùng với đó phải tập trung chỉ đạo thu hút đầu tư và triển khai đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chăn nuôi tập trung cả của tỉnh và của huyện để bố trí tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp vào vào khu công nghiệp và cụm công nghiệp nhằm giảm thiểu và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất gây ra.

Đặc biệt, trong điều kiện của tỉnh ta hiện nay cần phải nghiên cứu, cân nhắc theo hướng chỉ chấp thuận đầu tư các dự án chăn nuôi nếu đáp ứng yêu cầu BVMT và gắn với chế biến sản phẩm chăn nuôi.

Cùng với đó cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường tại các cơ sở sản xuất chăn nuôi theo quy định và kiên quyết đóng cửa, dừng hoạt động đối với các cơ sở gây ô nhiễm không đáp ứng được yêu cầu về môi trường.

Về việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do quá tải tại các bãi rác thải và tiến độ đầu tư các nhà máy xử lý rác thải, ông Lại Thế Nguyên, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; Sở TN&MT chỉ đạo để áp dụng các cái biện pháp xử lý bằng công nghệ tiên tiến tại các bãi rác nhằm giảm thiểu ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống người dân…

 

 

Hoài Thu

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline