Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Tháng Chạp về và Tết sắp đến

Thứ sáu, 30/12/2022 08:12

Suốt quãng đời tuổi ấu thơ nơi quê nhà tôi luôn luôn ngóng đợi tháng Chạp, bởi thời khắc của tháng cuối năm này là lúc mà Tết sắp tới. Trẻ con đứa nào cũng rất thích tết, bởi dịp Tết con trẻ không chỉ được nghỉ học ở nhà, mà còn được ăn ngon, mặc đẹp, được nhận tiền lì xì từ người lớn, rồi được đi vui xuân trẩy hội thỏa thích ở nhiều nơi cùng ông bà, cha mẹ...

Tuổi thơ ngóng Tết luôn dâng trào trong tôi với niềm vui sướng, cảm giác nôn nao, đợi chờ. Bao giờ cũng vậy, khi ngày đầu tiên của tháng Chạp vừa chạm tới, nhiều năm tôi đã hỏi mẹ là “Tết sắp về rồi đúng không hả mẹ?”, rồi mẹ nói với tôi là một năm có 365 ngày thì chỉ còn 30 ngày nữa là tới Tết! Trong tâm trạng luôn trông chờ, ngóng đợi tết sao cho nó đến thật nhanh, tôi có cảm tưởng mỗi ngày của tháng Chạp trôi đi chậm rãi hơn hẳn mọi ngày trong các tháng khác của năm, khi đợi mãi, chờ mãi mà chưa tới ngày Rằm, rồi tiếp là ngày Ông Táo về Trời 23 tháng Chạp.

Tháng Chạp về, khoảng thời gian cận Tết cũng là thời khắc mọi người dân quê tôi thường phải chạy đua với bao nhiêu là công việc của nhà nông, từ thu hoặc ngô, khoai lang, khoai tây, đậu đỗ..., cho tới việc ủ thóc gieo mạ, cày ải, tát nước để chuẩn bị cho một mùa cấy. Thường những ngày trước Tết là mùa cấy nên mẹ tôi thường thúc giục chồng con phải hoàn thành công việc cấy mấy thửa ruộng trước Tết để gia đình ăn Tết cho thong thả, thoải mái, chứ ra Giêng rồi còn cấy thì rất cập rập.

Hơn nữa, việc cấy lúa trong năm, khi ra xuân đón nhận mưa phùn cùng không khí ẩm ướt lúa sẽ phát triển nhanh hơn... Có nhiều năm, cả gia đình tôi vừa thu hoạch ruộng khoai lang ban sáng, chiều mẹ đã huy động nhân lực tát nước vào ruộng để cha cày ải chuẩn bị cho việc cấy lúa vào sáng sớm hôm sau, nghĩa là việc làm nông cứ luôn chạy đua cùng thời gian như vậy. Hay có năm, dẫu trời rét căm căm, và hôm đó đã là ngày 30 Tết rồi, vậy mà mẹ vẫn cố gắng hoàn thành nốt việc vun xới cho mấy luống lạc (đậu phộng), vì mẹ bảo nếu để ra năm mới, cây lạc lên cao, bị quá lứa sẽ không tốt, vì vậy khi đi chợ Tết mua sắm về là mẹ lại xắn tay áo chạy ngay ra đồng tranh thủ vun xới lạc, rồi sau đó mới về nhà lo sửa soạn mâm cơm cúng ông bà tiên tổ ngày tất niên.

Tháng Chạp tới cũng là thời khắc tôi tìm về với những mong ngóng đợi chờ được theo mẹ đi chợ Tết cuối năm, mà ở đó có bao nhiêu là thứ hàng hóa, quà bánh, với vô vàn sắc màu sặc sỡ. Những năm còn thơ bé, hầu như chẳng có năm nào là mẹ lại không cho tôi theo đi chợ Tết, bởi với đặc trưng của chợ ngày Tết thường đông đúc như nêm cối, mà mẹ lại phải mua sắm nhiều thứ nên cho tôi theo đi cũng là để giúp mẹ đứng trông quang gánh, hàng hoá ở ngoài mé chợ, trong lúc mẹ rảnh rang đi mua sắm mà không sợ bị kẻ trộm lấy cắp mất đồ...

Cuộc đời thật ngắn ngủi, mới đó thôi mà quãng đời ấu thơ tôi đã nhanh chóng qua đi, để rồi khi đã trưởng thành, cứ những ngày tháng Chạp về là trong tôi lại nôn nao, lại dâng trào biết bao là hoài niệm về quãng thời gian cận kề Tết như thế này! Vâng, con người thì sẽ già, cảnh vật cũng sẽ đổi thay nhưng thời gian và những hoài niệm có lẽ luôn trẻ trung, bởi vậy mà khi tháng Chạp chạm tới, hoài niệm như đang đưa tôi về với quãng thời ấu thơ nôn nao ngóng Tết thần tiên...

 

 

 

Ghi chép của Nguyễn Gia Long

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline