Hotline: 0941068156

Thứ ba, 05/11/2024 12:11

Tin nóng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Thứ ba, 05/11/2024

Thái Nguyên tăng cường triển khai phòng, chống sốt xuất huyết

Chủ nhật, 03/11/2024 05:11

TMO - Giai đoạn chuyển mùa là thời điểm rất thuận lợi cho sự phát triển, sinh sản của muỗi và bọ gậy. Đây cũng là cao điểm sốt xuất huyết tại miền Bắc, trong đó bao gồm cả tỉnh Thái Nguyên. Trước mức độ phức tạp của dịch sốt xuất huyết, tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, quyết tâm không để sốt xuất huyết lây lan thành dịch trên địa bàn.

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, không để dịch lây lan, bùng phát và hạn chế tối đa số mắc, tử vong trên địa bàn tỉnh, tỉnh Thái Nguyên đề nghị các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh, tổ chức chính trị xã hội; UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh sốt xuất huyết.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên, trước thời điểm tháng 10, mỗi tháng, toàn tỉnh chỉ ghi nhận một vài ca sốt xuất huyết Dengue (SXHD), tại một số địa phương, nhưng trong tháng 10, cả 9/9 huyện, thành đều có ca mắc SXHD. Nhiều nhất là TP. Thái Nguyên với 41 ca (riêng tháng 10 có 24 ca, trong đó có 19 ca nội sinh, 5 ca ngoại lai); huyện Đại Từ 38 ca (tháng 10 có 30 ca, trong đó có 25 ca nội sinh, 5 ca ngoại lai). So với tháng 10 cùng kỳ các năm, số ca mắc năm nay thấp hơn.

Tính đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên ghi nhận 115 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó, riêng trong tháng 10 ghi nhận 75 ca. Mặc dù những ca bệnh đang nằm rải rác tại các địa phương, song nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời sẽ rất dễ phát sinh thành các ổ dịch.

Đặc biệt, với điều kiện thời tiết thất thường như hiện nay, cộng với những ảnh hưởng của đợt ngập lụt sau cơn bão số 3 vừa qua thì chính quyền các địa phương, các ngành chức năng và người dân tuyệt đối không được chủ quan với loại bệnh này. Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên cho biết, thực hiện chỉ đạo của Sở Y tế, Trung tâm đã và đang phối hợp với các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện sớm, xử lý hiệu quả các trường hợp bệnh/ổ dịch mới, tổ chức phun hóa chất xử lý triệt để ngay khi phát hiện.

Đồng thời cũng đặc biệt lưu ý đối với địa bàn có ổ dịch cũ, không để dịch bệnh lây lan. Hướng dẫn, phối hợp và giám sát các địa phương tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường diện rộng, huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và người dân…Từ nay đến hết tháng 11 là giai đoạn cao điểm, dễ lây lan SXHD nên các hoạt động giám sát, phát hiện sớm để xử lý được Trung tâm đặc biệt quan tâm.

Để tránh SXHD lây lan rộng, công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết được các địa phương chú trọng triển khai. Tại thành phố Thái Nguyên, thời gian qua thành phố cũng đã có nhiều biện pháp để phòng chống SXHD. Hiện, thành phố có 7 xã, phường có người mắc SXHD, gồm Quyết Thắng, Phúc Xuân, Thịnh Đán, Tân Thịnh, Tân Lập, Đồng Bẩm, Thịnh Đức. Lãnh đạo Trung tâm Y tế TP. Thái Nguyên, cho biết, các cán bộ y tế đang tích cực triển khai các hoạt động truyền thông phòng chống SXHD; đồng thời đề nghị phát huy vai trò của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, người dân tích cực tham gia công tác phòng, chống SXHD.

Đồng thời tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, tuyên truyền để người dân tích cực thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chủ động phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, lật úp tất cả các vật dụng có thể chứa nước trong nhiều ngày; tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt…

Cán bộ y tế phun thuốc diệt muỗi phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên). (Ảnh minh hoạ).

Đặc biệt chú ý những nơi có ca bệnh nội sinh, ổ dịch cũ, nơi ngập trũng nước rút lâu ngày sau bão lũ, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch SXHD. Xác định các điểm có nguy cơ cao và tổ chức phun thuốc diệt muỗi, vệ sinh môi trường theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Còn theo Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Đại Từ, ngay từ đầu năm 2024, đơn vị đã ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch SXHD trên địa bàn huyện và kiện toàn đội đáp ứng nhanh của Trung tâm. Sau khi xuất hiện các ca bệnh tại địa phương trong những ngày tháng 10, Trung tâm đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với ngành Y tế tổ chức tuyên truyền, vận động người dân chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, phun hóa chất khử khuẩn diệt côn trùng tại khu vực nơi bệnh nhân mắc SXHD cư trú; triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó Trung tâm Y tế huyện Đại Từ cũng đã ban hành và triển khai các phương án, kế hoạch ứng phó với loại bệnh này. Theo đó, đã phối hợp và chỉ đạo trạm y tế các xã, thị trấn điều tra, giám sát dịch tễ các ca bệnh, tại gia đình và các hộ dân gần nơi có bệnh nhân mắc SXHD cư trú để phát hiện các trường hợp nghi mắc.

Đối với những xóm/tổ dân phố có ca bệnh thuộc các xã, thị trấn: An Khánh, Tân Thái, Hùng Sơn, được sự hỗ trợ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện đã tổ chức phun khử khuẩn tại những khu vực có nguy cơ cao. Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục tăng cường tuyên truyền để chính quyền và người dân chủ động trong việc phòng chống, phát hiện bệnh.

Hiện tại, tình hình sốt xuất huyết tại nhiều địa phương trên cả nước đang có dấu hiệu gia tăng, trong đó có nhiều ca nặng. Đặc biệt, bệnh ngày càng diễn biến dịch tễ phức tạp, không còn tính chu kỳ, việc kiểm soát muỗi truyền bệnh gặp nhiều khó khăn và điều trị sốt xuất huyết rất phức tạp, tốn kém nhưng tỷ lệ tử vong vẫn ở mức cao nếu không phát hiện chính xác và điều trị kịp thời.

 Do đó, theo chuyên gia dịch tễ lưu ý người dân cần duy trì các biện pháp phòng chống dịch khác như chống muỗi bằng việc dọn dẹp vệ sinh môi trường sống, ngủ màn… bên cạnh đó tiêm vaccine để kiểm soát dịch hiệu quả và bền vững. Hiện Việt Nam đã có vaccine phòng 4 type huyết thanh virus sốt xuất huyết Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4 do hãng dược Takeda (Nhật Bản) sản xuất tại Đức, được phê duyệt sử dụng tại hơn 40 quốc gia trên thế giới. Vaccine có hiệu quả phòng bệnh hơn 80% và ngăn ngừa nguy cơ nhập viện do sốt xuất huyết lên đến 90%.

 

 Ngọc Bích

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline