Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 06:07

Tin nóng

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thứ tư, 02/07/2025

Thái Nguyên hỗ trợ 100% kinh phí mua chế phẩm xử lý rơm rạ sau thu hoạch

Thứ ba, 22/04/2025 12:04

TMO - Hỗ trợ 100% kinh phí mua chế phẩm xử lý rơm rạ sau thu hoạch trên đồng ruộng theo quy trình, nhưng không quá 03 triệu đồng/ha là một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết số 01/2025/NQ-HĐND Quy định nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ sản xuất, bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Nghị quyết trên quy định nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ và việc sử dụng nguồn kinh phí do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 và nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa trong dự toán chi cân đối ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 112/2024/NĐ-CPngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Hỗ trợ sản xuất lúa bao gồm: Kinh phí hỗ trợ được sử dụng cho mục đích bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.  Hỗ trợ các địa phương sản xuất, bảo vệ đất trồng lúa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ để sản xuất nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, phát triển bền vững.

Hỗ trợ sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã: Hỗ trợ cho các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên diện tích đất trồng lúa phù hợp với Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ưu tiên hỗ trợ cho địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Định mức hỗ trợ được quy định, đối với việc hỗ trợ cho người sử dụng đất trồng lúa hỗ trợ thông qua các dự án, mô hình khuyến nông; dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Đối với hỗ trợ kinh phí mua máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến, đóng gói, bảo quản lúa gạo: Các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất lúa gạo; các cơ sở sản xuất, kinh doanh lúa gạo đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

(Ảnh minh họa). 

Hỗ trợ giống, vật tư thiết yếu (ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học); đào tạo, tập huấn, hội thảo, truyền thông: Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 09/2022/NĐ-HĐND ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Hỗ trợ 100% kinh phí mua chế phẩm xử lý rơm rạ sau thu hoạch trên đồng ruộng theo quy trình, hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất chế phẩm, nhưng không quá 03 triệu đồng/ha. Hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận tiêu chuẩn GAP (VietGAP hoặc GAP khác) lần đầu. Hỗ trợ 50% kinh phí cấp lại chứng nhận tiêu chuẩn GAP. Hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ lần đầu. Hỗ trợ 50% kinh phí cấp lại chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ. Hỗ trợ 50%, kinh phí mua máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến, đóng gói, bảo quản lúa gạo. Hỗ trợ một lần nhưng không quá 500 triệu đồng/cơ sở. Hỗ trợ 100% kinh phí mua bao bì, nhãn mác sản phẩm, nhưng không quá 150 triệu đồng/cơ sở.

Ngoài ra, UBND tỉnh hỗ trợ 30% kinh phí mua bản quyền sở hữu giống lúa, mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/bản quyền 01 giống lúa, đối với Giống lúa được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng; được minh chứng phù hợp với điều kiện canh tác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Tổ chức, cá nhân được hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở sản xuất, buôn bán giống cây trồng được quy định tại Điều 8 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác; có phương án tổ chức sản xuất giống và cung ứng giống đáp ứng tối thiểu 20% diện tích sản xuất lúa hằng năm trong 03 năm liên tiếp của tỉnh Thái Nguyên và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định. 

Hỗ trợ cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa; đánh giá tính chất lý, hóa học; xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa theo định kỳ 05 năm/lần: Căn cứ nguồn kinh phí được phân bổ; các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ lập dự toán trình cấp có thẩm quyền thẩm định, quyết định làm cơ sở tổ chức thực hiện./.

 

 

Lê Sơn 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline