Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 12/07/2025 12:07

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Thứ bảy, 12/07/2025

Thái Nguyên: Bảo vệ rừng gỗ quý tại các khu bảo tồn thiên nhiên

Thứ sáu, 11/07/2025 06:07

TMO - Trước nguy cơ xâm hại và khai thác trái phép, tỉnh Thái Nguyên tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo vệ các cánh rừng gỗ quý trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Công tác tuần tra, kiểm soát được tăng cường, kết hợp với tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng, góp phần gìn giữ hệ sinh thái rừng.

Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có một số khu vực bảo tồn như Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ; Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc; Vườn quốc gia Ba Bể và Khu bảo vệ cảnh quan Thác Giềng còn giữ được tương đối nguyên vẹn hệ sinh thái rừng gỗ quý.

Tại các khu bảo tồn không chỉ là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm mà còn lưu giữ hệ thực vật đa dạng, đặc biệt là các loài gỗ quý như nghiến, trai, lát hoa, dổi... Trước tình trạng khai thác rừng trái phép còn diễn biến phức tạp, các lực lượng kiểm lâm tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo vệ hiệu quả diện tích rừng hiện có.

Bên cạnh việc tổ chức tuần tra, kiểm tra thường xuyên, ngành chức năng còn phối hợp với chính quyền các địa phương và cộng đồng dân cư vùng đệm để tăng cường phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm từ sớm. Đồng thời, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh với nội dung gần gũi, dễ hiểu, góp phần nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn và phát triển rừng.

Trong số các khu bảo tồn, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ là một trong những khu rừng đặc dụng lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên, diện tích lên đến 15.000ha, trải dài đến các xã gồm: Côn Minh, Văn Lang và Vĩnh Thông. Hệ sinh thái rừng tại đây phong phú, bao gồm nhiều loài động thực vật quý hiếm như: Voọc má trắng, rùa sa nhân, cầy vòi hương, tắc kè đá... cùng hàng trăm loài cây dược liệu quý.

Những cánh rừng gỗ quý là “lá phổi xanh” cho tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: TH). 

Nổi bật nhất là quần thể cây gỗ nghiến, đinh, trai cổ thụ, nhiều cây có tuổi đời hàng trăm năm mọc rải rác trên địa hình đá tai mèo hiểm trở. Chính vì có trữ lượng gỗ quý lớn và địa bàn rừng rộng, Kim Hỷ trong quá khứ từng là điểm nóng về chặt phá rừng, khai thác lâm sản và khoáng sản trái phép.

Trước nguy cơ rừng bị xâm hại trái phép, các cấp ngành chức năng đã tăng cường nhiều biện pháp từ tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ rừng, kiểm soát cưa xăng, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, bảo vệ rừng,  thực hiện tốt các chính sách giao khoán rừng cho cộng đồng dân cư, nhờ vậy mấy năm nay các vụ việc xâm hại đến rừng giảm đáng kế. Những thay đổi tích cực trong ý thức cộng đồng đang giúp rừng Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ dần được bảo vệ bền vững.

Theo Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ, 6 tháng đầu năm 2025 không ghi nhận vụ xâm hại nào đến rừng gỗ quý, tuy nhiên các hoạt động khai thác khoáng sản vẫn lén lút xảy ra. Lãnh đạo Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ, cho biết: Đơn vị phối hợp với cộng đồng các thôn thường xuyên tuần tra định kỳ, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân nắm rõ. Quan trọng hơn là đã có quy ước cam kết rõ ràng, thôn nào để xảy ra vi phạm sẽ không được hưởng lợi từ chính sách lâm nghiệp.

Cùng với Kim Hỷ, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc cũng là khu rừng nguyên sinh lớn với diện tích hơn 4.000ha, nằm trên địa bàn các xã Nam Cường, Yên Thịnh, Quảng Bạch, trữ lượng cây gỗ quý tại đây còn lớn. Để bảo vệ rừng nguyên sinh, Ban Quản lý Khu bảo tồn đã đánh số thứ tự từng cây quý, mỗi gốc cây đều có mã số cụ thể. Điều này giúp theo dõi được sự biến động và phát hiện kịp thời nếu có dấu hiệu bị xâm hại. Tính đến nay, hơn 3.700 cây gỗ quý trong khu vực đã được gắn biển quản lý chặt chẽ, trong đó có hơn 600 cây gỗ trai, đinh; hơn 3.100 cây gỗ nghiến.

Còn tại Khu bảo vệ cảnh quan Thác Giềng (phường Bắc Kạn), có hơn 594ha rừng đặc dụng đã được giao khoán cho cộng đồng thôn, tổ bảo vệ. Tại đây hiện còn giữ được 500 cây gỗ nghiến cổ thụ, mỗi cây đều được đánh số thứ tự để phục vụ công tác theo dõi, giám sát.  Trong các khu rừng quý không thể không nhắc tới Vườn quốc gia Ba Bể, thuộc danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh với hệ sinh thái đa dạng, diện tích rừng hơn 10.000ha. Nhiều năm về trước, khu vực này từng là điểm nóng về khai thác lâm sản trái phép.

Những cây gỗ nghiến cổ thụ được người dân tăng cường bảo vệ. (Ảnh: XT). 

Hiện nay, các vụ vi phạm tác động đến rừng đã giảm rõ rệt. Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, cho biết: Đơn vị đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về các quy định của Luật Lâm nghiệp, đến thực hiện đầy đủ chính sách giao khoán bảo vệ rừng. Đặc biệt, tỉnh Bắc Kạn (cũ) đã có văn bản tạm dừng việc mua bán, đấu giá, vận chuyển gỗ quý hiếm. Nhờ đó, trong nhiều năm trở lại đây, tình trạng xâm hại đến rừng gỗ quý tại các khu bảo tồn đã giảm rõ rệt.

Những cánh rừng gỗ quý kỳ vọng mang lại nhiều lợi thế cho tỉnh Thái Nguyên trong việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với văn hóa bản địa. Đồng thời là tiền đề quan trọng để tỉnh từng bước tham gia thị trường tín chỉ carbon, tăng tỷ lệ che phủ rừng. Việc bảo vệ rừng gỗ quý tại các khu bảo tồn ở Thái Nguyên không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành kiểm lâm mà cần sự chung tay của toàn xã hội.

Với sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và người dân, công tác quản lý, giám sát tài nguyên rừng đang dần đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực. Các mô hình đồng quản lý rừng cộng đồng, phát triển sinh kế từ rừng gắn với bảo tồn đang được triển khai và nhân rộng, tạo động lực cho người dân tham gia bảo vệ rừng một cách chủ động, tự giác.

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ trong theo dõi diễn biến rừng, cảnh báo cháy và giám sát vi phạm cũng đang được quan tâm, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, việc gìn giữ những cánh rừng gỗ quý không chỉ có ý nghĩa bảo vệ môi trường mà còn là cam kết trách nhiệm với các thế hệ tương lai. Thái Nguyên đang đi đúng hướng khi xem bảo vệ rừng là yếu tố cốt lõi trong chiến lược phát triển bền vững của địa phương.

 

 

Bích Thảo

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline