Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 15/09/2024 06:09

Tin nóng

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

Chủ nhật, 15/09/2024

Thái Bình: Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Thứ bảy, 24/08/2024 06:08

TMO - UBND tỉnh Thái Bình cho biết, quan điểm xuyên suốt của địa phương trong thực hiện các mục tiêu phát triển là kết hợp hài hòa phát triển kinh tế gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, diện tích tự nhiên 1.584,61km2, có khoảng 52km bờ biển và 5 cửa sông lớn đổ ra biển tạo vùng bãi triều trên 16.000ha, qua đó tạo ra nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế biển. Do 3 mặt giáp sông và các tỉnh, phát triển hướng về phía Đông, quai đê lấn biển là giải pháp để tỉnh Thái Bình mở rộng quỹ đất, tạo không gian phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định cụ thể và thống nhất mục tiêu tập trung xây dựng kinh tế biển trở thành trọng điểm kinh tế của tỉnh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, an ninh biên giới quốc gia. Tại Quyết định 1735/QĐ-TTg, ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 cũng xác định “phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường và giữ vững cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới một nền kinh tế xanh, tuần hoàn và thân thiện với môi trường. 

Với tầm quan trọng trong công tác bảo tồn các loài chim di trú nên năm 2002, vùng đất ngập nước Tiền Hải được ghi nhận là một trong các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng của Việt Nam. Đến ngày 2/12/2004, UNESCO đã công nhận Khu dự trữ sinh quyển ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng gồm các vùng đất ngập nước phía Nam vùng duyên hải Bắc Bộ nằm ở các cửa sông Thái Bình, sông Hồng và sông Đáy thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng: Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình là một khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam.  

Với mong muốn tập trung phát triển rừng trên các diện tích bãi triều nhằm giữ đất, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo sinh kế cho người dân, hướng tới hình thành khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, ngày 26/9/2014, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 2159/QĐ-UBND phê duyệt Đề án và xác lập khu rừng đặc dụng có diện tích 12.500 ha với tên gọi Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

Tuy nhiên phạm vi, ranh giới, quy mô của khu bảo tồn này chỉ mang tính chất định tính, chưa được xác định bằng các biện pháp nghiên cứu đo đạc cụ thể. Với diện tích tạm tính ban đầu là 12.500 ha được kế thừa số liệu diện tích từ 5 nguồn dữ liệu khác nhau, vị trí và ranh giới khu rừng chưa có sự đồng nhất: Vị trí theo tọa độ địa lý và vị trí theo mô tả bằng lời không trùng khớp, không có bản đồ kèm theo. Bởi vậy, việc xác lập vị trí, ranh giới, diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo đúng các Quy hoạch đã được phê duyệt như Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung Khu Kinh tế Thái Bình.  

Để thực hiện nhiệm vụ trên, UBND tỉnh Thái Bình đã thực hiện các trình tự, thủ tục đảm bảo theo quy định của pháp luật. Cụ thể, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá thực trạng đa dạng sinh học và xác định vị trí địa lý, diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải”.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND huyện Tiền Hải, đơn vị tư vấn và các đơn vị liên quan thực hiện xây dựng hồ sơ nhiệm vụ nêu trên theo quy định của Luật Đa dạng sinh học năm 2008; Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; tổ chức lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành có liên quan và lấy ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp khu vực dự kiến thành lập Khu bảo tồn.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải vẫn giữ nguyên diện tích 12.500 ha. 

Kết quả thực hiện nhiệm vụ đã xác định quy mô, diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải vẫn giữ nguyên diện tích 12.500 ha theo Quyết định số 2159/QĐ-UBND, ngày 26/9/2014 của UBND tỉnh Thái Bình; vị trí, quy mô và diện tích phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Nghị quyết số 138/NQ-CP, ngày 25/10/2022 của Chính phủ và Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 9/1/2023 của Quốc hội, Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1735/QĐ-TTg, ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được xác định nằm ở vùng ngoài đê số 5, số 6 của huyện Tiền Hải, phía Bắc giáp với vùng cửa Trà Lý và quy hoạch khu đô thị dịch vụ Cồn Vành - Cồn Thủ; phía Nam giáp cửa Ba Lạt và quy hoạch khu đô thị dịch vụ Cồn Vành - Cồn Thủ; phía Tây giáp với khu quy hoạch nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, quy hoạch khu đô thị dịch vụ Cồn Vành - Cồn Thủ, khu lấn biển và khu quy hoạch phố biển Đồng Châu; phía Đông giáp với biển Đông.

Ranh giới Khu bảo tồn được xác định bằng 33 điểm tọa độ với tổng diện tích 12.500 ha; trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2.726 ha, phân khu phục hồi sinh thái 9.774 ha. Vùng đệm của Khu bảo tồn với diện tích 3.446,5 ha được xác định bằng 40 điểm tọa độ, có khoảng cách 1.000 m tính từ ranh giới Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

Hoạt động quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được thực hiện theo Quy chế quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Bình tại Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 05/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Quyết định số 1357/QĐ-UBND ngày 20/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh về việc xác lập vị trí, ranh giới và diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải và các quy định của pháp luật có liên quan.

Qua việc xác lập vị trí, ranh giới, diện tích Khu bảo tồn, tỉnh tập trung, chú trọng dành nguồn lực tiếp tục bảo tồn và phát triển khu bảo tồn. UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, chỉ đạo trực tiếp Ban Quản lý Khu bảo tồn; các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp tạo điều kiện hỗ trợ thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu của Khu bảo tồn. 

Các đơn vị, địa phương phối hợp và hỗ trợ Ban Quản lý Khu bảo tồn quản lý khách du lịch, đặc biệt khách quốc tế trong quá trình điều hành các chuyến du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học ở khu vực. UBND dân tỉnh Thái Bình mong muốn các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ về chuyên môn, huy động các nguồn lực, chương trình dự án từ các tổ chức trong và ngoài nước cùng doanh nghiệp, người dân chung tay bảo tồn các Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước tại Thái Bình.

Những năm qua, tỉnh Thái Bình luôn tuân thủ mục đích, tôn chỉ và các quy định của Công ước Ramsar, khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng được UNESCO công nhận năm 2004. Quan điểm xuyên suốt, thống nhất của tỉnh trong thực hiện các mục tiêu phát triển là kết hợp hài hòa phát triển kinh tế gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường; không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Hiện nay, Thái Bình có hai khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước với tổng diện tích 19.060ha, chiếm tỷ lệ rất lớn diện tích vùng ven biển của tỉnh, cụ thể: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy với quy mô 6.560ha, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải với quy mô 12.500ha.

 

Hà Trang 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline