Hotline: 0941068156

Thứ hai, 24/02/2025 03:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Thứ hai, 24/02/2025

Thái Bình: 31 công trình đê điều cần cải tạo, nâng cấp sau bão lũ

Thứ năm, 03/10/2024 16:10

TMO - UBND tỉnh Thái Bình đã có báo cáo đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc rà soát, đánh giá các sự cố, hư hỏng về hệ thống đê điều do bão số 3, mưa lũ gây ra và nhu cầu kinh phí khắc phục, sửa chữa để bảo đảm an toàn.

Theo đó, có tổng cộng 31 công trình đê điều thuộc 8 huyện, thành phố trên địa bàn được UBND tỉnh Thái Bình đề xuất cải tạo, nâng cấp. Các công trình đê điều này nằm trên tuyến sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa, sông Trà Lý và ở một số tuyến kênh nội đồng. Đây đều là những công trình có diễn biến sạt lở gây nguy cơ mất an toàn đê điều hoặc là những công trình xây dựng từ lâu, đã xuống cấp. 

Theo khảo sát của địa phương, công trình có nhu cầu kinh phí nhiều nhất khoảng 250 tỷ đồng là khắc phục sạt lở một số tuyến kênh nội đồng gồm kênh Kiến Giang và kênh Tiên Hưng thuộc địa bàn 8 huyện, thành phố; Sau đó là công trình hoàn thiện mặt cắt đê, làm đường hành lang chân đê dài 10km trên đê cửa sông tả Trà Lý thuộc huyện Thái Thụy, tổng vốn 110 tỷ đồng; công trình hoàn thiện mặt cắt đê, làm đường hành lang chân đê dài 12km trên đê cửa sông hữu Trà Lý thuộc huyện Kiến Xương và Tiền Hải, tổng vốn 100 tỷ đồng...

(Ảnh minh họa). 

Theo báo cáo của UBND các huyện, thành phố, hệ thống đê điều của tỉnh Thái Bình đã ghi nhận 51 sự cố, uy hiếp đến an toàn đê điều trong bão số 3 và hoàn lưu sau bão. Đặc biệt, các cống đã xuất hiện sự cố và phải xử lý theo phương châm “4 tại chỗ” như: Cống trạm bơm tiêu đê tả Hồng Hà 2 xã Vũ Tiến bị lỗ rò; Trạm bơm Sa Lung và cống trạm bơm Bồ Xuyên nước tràn qua phai cống…

Tại huyện Vũ Thư, từ ngày 12-14/9/2024, nhiều vị trí trên các tuyến đê đã xảy ra thẩm lậu nước trong, tổng chiều dài thẩm lậu trên tuyến đê tả Hồng Hà 2 khoảng 12km; tuyến đê hữu Trà Lý khoảng 11km.

Trước thực trạng trên, tỉnh Thái Bình đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, các Bộ, ngành Trung ương quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Thái Bình khắc phục, sửa chữa, nâng cấp hệ thống đê điều với kinh phí dự kiến 1.780 tỷ đồng. 

 

Thế Nam

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline