Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 02:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

[Tết Việt – Tết Phố 2025] Hàng trăm người mặc cổ phục diễu hành ở phố cổ Hà Nội

Chủ nhật, 19/01/2025 23:01

TMO - Hơn 400 người khoác trên mình cổ phục truyền thống đã tham gia diễu hành qua 16 tuyến phố, các di tích lịch sử và danh thắng tại khu vực phố cổ Hà Nội và hồ Hoàn Kiếm, trong khuôn khổ Chương trình “Tết Việt - Tết phố 2025”.

Sáng ngày 19/1 (20 tháng Chạp), Chương trình “Tết Việt - Tết phố 2025” với chủ đề “Bách hoa bộ hành” đã chính thức diễn ra. Chương trình do Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp tổ chức.

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động Tết Việt thường niên, nối tiếp thành công của các kỳ “Tết Việt” từ 2016 đến 2019 và “Tết Việt - Tết Phố” trong 5 năm qua.

Đúng 8 giờ sáng, tiếng trống chiêng vang dội khắp phố, đoàn dâng lễ bắt đầu qua 16 tuyến phố từ Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ). Đoàn đi qua các con phố như: Chợ Gạo, Trần Nhật Duật, Ô Quan Chưởng, và Đào Duy Từ.

Tiếp theo, đoàn di chuyển qua Phố Hàng Buồm, Hàng Ngang, Hàng Đào, và Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Hành trình kéo dài qua Phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ, rồi Phố Cầu Gỗ. Cuối cùng, đoàn rẽ vào Phố Đinh Liệt và kết thúc tại đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc), nơi diễn ra nghi lễ trang trọng, tôn vinh di sản văn hóa và lịch sử của thủ đô Hà Nội.

Sự kiện đã thu hút gần 400 người tham gia, được chia thành 12 đoàn, mỗi đoàn mang trên mình những bộ trang phục đậm dấu ấn lịch sử, từ triều đại nhà Lý đến nhà Nguyễn, tái hiện một bức tranh sống động của nền văn hóa Việt qua các thời kỳ.

Bên cạnh người dân Thủ đô, các bạn trẻ từ nhiều tỉnh thành như Thừa Thiên Huế, Hà Nam, Tuyên Quang... cũng tích cực tham gia diễu hành trong những bộ cổ phục truyền thống, cùng nhau tôn vinh văn hóa Việt.

Chia sẻ với Phóng viên, Chi Mai, 17 tuổi, đến từ Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết: “Em rất háo hức tham gia sự kiện này, nên đã dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị và di chuyển đến đây. Qua sự kiện, em cảm nhận được giá trị của lịch sử qua từng bộ trang phục, mỗi bộ trang phục như một lời nhắc nhở về những trang sử hào hùng của dân tộc qua các thời kỳ”.

Chị Maria, du khách từ Australia, chia sẻ: “Đây là lần thứ ba tôi đến Việt Nam, tôi yêu văn hóa và con người nơi đây. Khi biết về lễ diễu hành trang phục cổ truyền, tôi đã mời bạn bè tham gia.

“Tết Việt - Tết Phố 2025” diễn ra từ 19/1 đến 2/2, với nhiều hoạt động ý nghĩa. Trong đó, “Bách hoa bộ hành” giới thiệu hàng trăm bộ trang phục truyền thống từ các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, tạo nên một bức tranh sắc màu văn hóa Việt. Sự kiện không chỉ tôn vinh cổ phục Việt mà còn mang thông điệp bảo tồn và phát huy giá trị của những bộ trang phục tinh tế, sáng tạo, phản ánh tài hoa trong nghệ thuật thủ công.

Sau khi đoàn diễu hành cổ phục truyền thống kết thúc tại Đình Kim Ngân (Hàng Bạc), Chương trình tiếp tục diễn ra với các hoạt động lễ dâng Thành Hoàng, dựng cây nêu Tết và diễn xướng dân gian chào đón Xuân mới.../.

 

 

THU HIỀN – HƯƠNG LAM

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline