Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 02:07

Tin nóng

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thứ tư, 02/07/2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

Thứ tư, 16/04/2025 11:04

TMO – Mặc dù đối diện nhiều rào cản, các nước ủng hộ thuế carbon kỳ vọng sẽ đạt được đồng thuận sớm nhất. Nếu mọi việc tiến triển thuận lợi, quy định có thể được thông qua vào tháng 10 tới và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2027.

Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) ở London mới đây, hơn 60 quốc gia đã ủng hộ áp dụng thuế carbon toàn cầu với ngành vận tải biển, động thái nhằm thúc đẩy cắt giảm phát thải CO2. Nếu được thông qua, đây sẽ là loại thuế carbon toàn cầu đầu tiên, áp dụng mức phí dự kiến từ 60 đến 300 USD mỗi tấn CO2. Vận tải biển chiếm tới 3% lượng phát thải CO2 toàn cầu và là lĩnh vực khó kiểm soát do tính xuyên biên giới. Một mô hình định giá carbon được kỳ vọng sẽ là công cụ hữu hiệu để điều tiết phát thải, hỗ trợ các nước đang phát triển chuyển đổi sang vận tải biển xanh và khuyến khích sản xuất nhiên liệu thay thế.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia, đơn cử như Trung Quốc, Brazil, Saudi Arabia... lại muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon, cho phép các tàu ít phát thải bán tín chỉ cho các tàu khác. Điều này cũng làm không ít chuyên gia lo ngại bởi có thể giúp các chủ tàu giàu có "mua sự tuân thủ" mà không thực sự giảm phát thải. 

(Ảnh minh họa. Nguồn: TG)

Trong khi đa số các nước ủng hộ việc áp dụng thuế carbon toàn cầu với ngành vận tải biển thì Mỹ lại phản đối mạnh mẽ, đồng thời cảnh báo sẽ có các biện pháp trả đũa nếu thuế carbon được áp dụng. Mỹ cho rằng sắc thuế này tạo gánh nặng không công bằng cho Mỹ và cảnh báo sẽ có hành động đối ứng để bảo vệ lợi ích trong nước.  Dù đối diện nhiều rào cản, các nước ủng hộ thuế carbon vẫn kỳ vọng sẽ đạt được đồng thuận sớm nhất. Theo tính toán, nếu mọi việc tiến triển thuận lợi, quy định có thể được thông qua vào tháng 10 tới và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2027.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận quan trọng nhằm mở rộng kiểm soát ô nhiễm vi nhựa sang lĩnh vực vận tải biển. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh ngày càng nhiều sự cố tràn viên nhựa nhỏ (nguyên liệu sản xuất đồ chơi, chai lọ và các sản phẩm nhựa khác gây ô nhiễm nặng nề cho các bờ biển châu Âu).

Theo ước tính của Ủy ban châu Âu, mỗi năm có từ 50.000 đến 184.000 tấn nurdles bị rò rỉ ra môi trường, trong đó vận tải biển chiếm khoảng 38% tổng khối lượng vận chuyển loại hạt nhựa này. Dù vậy, trong đề xuất ban đầu, lĩnh vực vận tải biển không nằm trong phạm vi áp dụng các quy định mới, gây ra làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ các nhà lập pháp và chính phủ EU.

Với thỏa thuận mới, các công ty vận chuyển viên nhựa trong container sẽ phải đảm bảo sử dụng bao bì chất lượng cao và cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa theo chuẩn của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO). Ngoài ra, các nhà vận hành trung bình và lớn sẽ phải trải qua kiểm toán độc lập, và những công ty xử lý hơn 1.500 tấn viên nhựa mỗi năm sẽ cần có chứng nhận tuân thủ riêng biệt.

Dù vẫn có ngoại lệ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, thỏa thuận được giới chuyên gia đánh giá là "cách tiếp cận tiên phong", giúp Liên minh châu Âu dẫn đầu toàn cầu trong kiểm soát ô nhiễm vi nhựa.  Những lo ngại về vi nhựa không phải là vô căn cứ. Các nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy vi nhựa đã thâm nhập vào gần như mọi dạng sống trên hành tinh, thậm chí vượt qua cả hàng rào máu não ở con người, gây ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe và hệ sinh thái.

 

 

LAN HƯƠNG

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline