Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 00:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

“Tết” Tây Nguyên

Thứ tư, 02/02/2022 10:02

TMO - Trong một quán cà phê ven hồ Thiền Quang vào một chiều đông với bảng lảng sương hồ xa xa, trong hương cà phê ngào ngạt quện vào da, vào tóc, Anh - một người bạn lớn của tôi, người mà gần như cả cuộc đời gắn bó với vùng đất cao nguyên đầy nắng, đầy gió đã chầm chậm kể cho tôi nghe về vùng đất hùng vĩ ấy, về những người con của Đăm San, Xinh Nhã, đặc biệt là tục ăn Tết ở đây.

Thực ra thì người Tây Nguyên không ăn Tết vào ngày đầu năm Âm lịch như người Kinh mà cứ dịp vụ mùa xong, đầy ắp lúa gạo trong nhà thì họ mới lo ăn Tết. Mọi nguồn cội lễ hội thường được tổ chức sau một mùa lúa chín. Đối với người Jrai, Bahnar, Xê Đăng, M'nông... sống trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ, thì với họ Tết đúng nghĩa nhất đó là lễ hội mừng lúa mới. Sở dĩ người Tây Nguyên không “ăn Tết” Nguyên đán, bởi vì Tết lúa mới vào khoảng cuối tháng 12 hàng năm, gần với Tết Nguyên đán, vả lại đó là vấn đề phong tục tập quán, tâm linh.

Ngày Tết được xem như ngày lễ hội mà lễ hội được coi như ngày ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, ca hát, nhảy múa... Ngày lễ tết không phải là của riêng từng gia đình mà là ngày hội họp chung vui của cả dân làng.

Để chuẩn bị đón Tết, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên chuẩn bị rất chu đáo, như dọn dẹp, sửa sang lại nhà rông, chuẩn bị trâu để mở lễ hội đâm trâu... Nhìn chung đây là một cái “Tết” lớn nhất, mang đầy đủ ý nghĩa mong những điều tốt đẹp đến mọi người, ước vọng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thực sự là nghi lễ lớn và có nhiều trò chơi dân gian như hóa trang, làm các con rối; đàn ông đàn bà đều diện những bộ khố, váy, trang phục thổ cẩm hết sức cầu kỳ, sặc sỡ.

Không gian Tết Tây Nguyên hừng hực với những bếp lửa lớn, những xiên thịt khô nướng thơm lừng. Và một thứ không thể thiếu đó là những ché rượu cần đầy ắp. Thường thì, trong mỗi nhà đều có sẵn vài cái ché để cất rượu dành sử dụng trong dịp Tết. Rượu cần Tết được làm cẩn thận hơn, nguyên liệu chủ yếu là lúa nếp. Trong những ngày Tết, ché rượu đã được ủ từ trước được để giữa nhà đã được châm đầy nước. Khách tới thăm cùng ngồi trên chiếu, chuyền nhau giữa khách và chủ, nói chuyện đất trời, rồi thì cứ ngậm cần rượu mà uống.

Ngày Tết  cũng là ngày làm lễ bỏ nhà mồ, tổ chức ăn mừng vui chơi quanh nhà mồ. Đêm trước dân làng trong buôn đã nhộn nhịp chuẩn bị đón xuân. Trai làng đem những chiêng trống, thanh la đến khu vực nhà mồ đánh liên hồi như thức tỉnh hồn ma, thần linh về cùng ăn Tết. Vùng nhà mồ vốn hiu quạnh trở nên tưng bừng với rượu ghè, thịt, ánh lửa bập bùng với những bài ca tiếng nhạc cổ truyền khua động núi rừng.

Những ngôi mộ được sửa sang, dọn dẹp sạch sẽ và trang hoàng vui mắt. Quanh nhà mồ cắm những cành tre, trên cột những miếng vải trắng hoặc đỏ phất phơ, trước mộ dựng cây nêu cao vút, bên trên còn vài chùm lá lưa thưa, cột lủng lẳng những tượng gỗ, những bùa chú xanh đỏ. Dưới chân cây nêu xếp tròn những ghè rượu cần, thịt heo, thịt gà để cúng vong linh người dưới mộ và các thần linh. Họ cầu xin các vị thần phù hộ cho linh hồn những người quá cố, chứng giám tấm lòng thành kính của họ trong những năm qua đã hết lòng chăm sóc cho mồ yên mả đẹp, giờ hãy đi chỗ khác cho họ bỏ nhà mồ. Sau khi khấn vái xong, người ta tin là linh hồn người chết dưới mộ đã hài lòng và chịu nhận lời cầu nguyện, mọi người bắt đầu ăn uống. Cuộc vui cư thế kéo dài thâu đêm suốt sáng cho tới tận tối hôm sau.

Với cư dân bản địa Tây Nguyên, ngày “Tết” mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, và ở đó chứa đựng toàn bộ vốn sống của đồng bào về nhân sinh quan, thế giới quan, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng được trao truyền từ đời này sang đời khác.

Mùa xuân thường được nói đến với mai vàng, đào đỏ, với những cơn mưa bụi giăng mờ, với cái rét đài rét lộc giêng hai. Nhưng mùa xuân Tây Nguyên lại khác. Mùa xuân nơi đây đầy ắp nắng vàng, ngăn ngắt trời xanh, lồng lộng gió, nơi nào cũng nở hoa. Đà Lạt, Đắk Lắk, Đắk Nông hay cả KonTum đều có quỳ hoa. Hoa quỳ nở từ tháng 10, kéo đến qua Tết. Rải rác đâu đó có những vườn cà phê bắt đầu trổ hoa. Màu hoa cà phê trắng, mùi hương thơm dịu, khiến cho không gian thêm thấm đượm ân tình.

 

 

Thực hiện:  Hương Giang

Phụ trách chuyên đề Tết:  Gia Kiệt

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline