Hotline: 0941068156

Thứ tư, 30/04/2025 12:04

Tin nóng

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Thứ tư, 30/04/2025

“Tết cổ truyền” – Bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt

Thứ bảy, 29/01/2022 08:01

TMO - Là ngày lễ cổ truyền lớn nhất của người dân Việt Nam, đồng thời cũng là thời khắc được mong đợi nhất trong năm, Tết Nguyên đán không chỉ đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mà còn chứa đựng những phong tục, tín ngưỡng mang đậm cốt cách, tinh thần dân tộc. Du Xuân, chơi Tết đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam.

Bài 1. Tết Việt xưa

Văn hóa của người Việt bắt nguồn từ văn minh nông nghiệp lúa nước. Do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc giao thời, trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên đán sau này được biết đến là Tết Nguyên đán (Tết cổ truyền).

Tết Nguyên đán được khởi đầu từ ngày 23 tháng Chạp (23 Tết), kéo dài đến mùng bảy Tết, trong đó 3 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên thuộc về năm mới được coi là Nguyên đán - Tết đầu năm mới.

Tảo mộ là công việc đầu tiên trong các công việc chuẩn bị đón Tết cổ truyền, để nhắc nhở mọi người mỗi khi chuẩn bị bước vào chu trình của Tết cổ truyền. Từ ngày 23 cho đến 30 tháng Chạp (30 Tết), con cháu thường tập trung để chăm sóc phần mộ của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người thân đã mất, dâng lễ mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Đây là nét đẹp của người Việt, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ về những người đã khuất.

(Ảnh tư liệu)

Chuẩn bị bước sang năm mới, tuần cuối cùng của năm cũ thường diễn ra hàng loạt các thủ tục, được tiến hành ở hầu khắp mọi gia đình, tạo ra một không khí sinh hoạt văn hóa vừa gần gũi, bình dị thân quen, vừa náo nức, thiêng liêng và cẩn trọng. Nhà cửa được trang trí đẹp đẽ không gian để đón Tết, thú vui sắm sửa tranh Tết, câu đối và các loại hoa tươi đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa không thể nào thiếu trong những ngày Tết.

Cùng với việc trang trí nhà cửa để đón Tết, tục gói bánh chưng ngày Tết cũng đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt được lưu truyền từ xa xưa. Bánh chưng thường được gói trước Tết để kịp bày cúng trong mâm cỗ tất niên. Theo quan niệm của người Việt, hình ảnh chiếc bánh chưng còn thể hiện trời đất giao hòa, nói lên ước mơ của người người, nhà nhà có một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc. Phong tục truyền thống thờ cúng và thưởng thức bánh chưng ngày Tết của người Việt Nam vừa mang nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh, vừa là tinh hoa ẩm thực, trí tuệ của người Việt.

Tất niên là bữa cơm cuối cùng khép lại một năm cũ. Sau một năm làm lụng vất vả, mưu sinh, những người con xa quê lại trở về quây quần quanh mâm cơm tất niên, kể cho nhau nghe chuyện đời, chuyện nghề, chuyện mưu sinh khó nhọc. Bữa cơm tất niên bao giờ cũng đầm ấm, nghĩa tình. Bao giận hờn, oán trách được trút bỏ, bao mưu sinh nhọc nhằn được gác lại, mọi người chúc nhau bước sang một năm mới sức khỏe, làm ăn phát đạt, cuộc sống an lành, gặp nhiều may mắn.

Sau bữa cơm tất niên, giao thừa là thời khắc thiêng liêng nhất giữa năm cũ và năm mới, là sự giao hòa của đất trời vạn vật. Mặc dù mỗi miền quê có văn hóa nghi lễ cúng giao thừa khác nhau, song đều có cái chung là sắm mâm cơm thịnh soạn, đặt lên bàn thờ tổ tiên, con cháu quây quần bên nhau, hướng lên bàn thờ thành tâm nguyện cầu cho một năm mới sức khỏe, an lành, hạnh phúc.

Mùng 1 Tết là ngày khai trương cho năm mới, vào ngày đầu năm những người hợp tuổi “xông đất”, xông nhà trong năm mới sẽ là người đem lại cho gia đình tài lộc, bình an, may mắn và sức khỏe trong năm mới. Chúc Tết đầu năm cũng gắn liền với phong tục mừng tuổi. Mừng tuổi không nhất thiết lễ nhiều vật trọng đắt tiền, mà chủ yếu mang tinh thần tượng trưng. Có thể là đồng tiền mới giá trị không cao, cũng có thể là bao chè, đồng bánh chưng, tấm áo mới...

Chẳng ai nhớ tục mừng tuổi chính thức có từ thời gian nào, song, trải qua thăng trầm của lịch sử đã trở thành nét đẹp nhân sinh hướng thiện trong tâm thức mỗi người Việt. Con cái chúc Tết mừng tuổi bố mẹ, ông bà thể hiện sự hiếu nghĩa, quý trọng, đáp đền công ơn sinh thành dưỡng dục, mong đấng sinh thành sống khỏe, sống lâu. Ông bà, bố mẹ chúc Tết, mừng tuổi con cháu thể hiện sự yêu thương đùm bọc, mong học hành tiến bộ, ngoan ngoãn và trưởng thành. Người thân, hàng xóm chúc Tết mừng tuổi nhau thể hiện mối quan hệ tôn trọng, thân cận, giao hòa trong cuộc sống.

 

 

Phụ trách chuyên đề Tết: Gia Kiệt

Thực hiện: Lê Hùng - Thu Quyên

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline