Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 06:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Tây Ninh chủ động ứng phó với sự cố chất thải

Thứ sáu, 08/03/2024 07:03

TMO - Tỉnh Tây Ninh chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố phát sinh do chất thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kịp thời phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc ứng phó sự cố chất thải  nhằm hạn chế tác động đến môi trường, đời sống.

UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, qua rà soát, địa bàn tỉnh hiện có 6 khu công nghiệp, khu chế xuất; 18 cơ sở dệt nhuộm; 7 cơ sở gia công, sản xuất da giày; 4 cơ sở sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; 3 cơ sở sản xuất pin, ắc quy chì, 65 nhà máy chế biến tinh bột sắn, 22 nhà máy chế biến cao su, 2 nhà máy chế biến đường, 1 nhà máy sản xuất xi măng, 4 nhà máy luyện cán kéo thép; 4 nhà máy tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại; 2 nhà máy sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; có 52/696 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đang hoạt động, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. 

Hoạt động sản xuất tại các khu vực kinh tế trên được xác định tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố chất thải, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nếu không được xử lý hiệu quả. Vì vậy, UBND tỉnh Tây Ninh đã giao cho 19 sở, ban ngành, địa phương tổ chức huy động lực lượng thực hiện công tác ứng phó, khắc phục hậu quả khi có sự cố về chất thải; hướng dẫn, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải trong phạm vi quản lý; tổ chức tập huấn, diễn tập, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó, khắc phục sự cố chất thải và bảo vệ môi trường; điều động lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm và các đơn vị có liên quan, sẵn sàng ứng phó sự cố chất thải cấp tỉnh.

Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh là cơ quan chỉ huy về công tác ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn tỉnh. Chủ trì việc huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục sự cố chất thải theo kế hoạch của tỉnh, tham mưu đề xuất về phương án ứng phó, sử dụng lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố chất thải có hiệu quả. Tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập, nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy điều hành ở các cấp và hành động phối hợp, hiệp đồng của bộ đội trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố chất thải gây ra.

UBND tỉnh giao các Sở, ngành, địa phương căn cứ chức năng nhiệm vụ chủ động phương án phối hợp trong ngăn ngừa, ứng phó sự cố chất thải. 

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tham mưu công tác quản lý nhà nước về ứng phó sự cố chất thải; ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 theo quy định; đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố môi trường để chủ động phòng tránh, ứng phó. Công an tỉnh tham mưu về công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải trên địa bàn tỉnh...

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng các kịch bản ứng phó chặt chẽ, phối hợp với các lực lượng để tổ chức diễn tập ứng phó sự cố chất thải. Theo đó, sẽ đưa ra các tình huống vận dụng, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” và “ba sẵn sàng” chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhanh; xây dựng hệ thống tổ chức đủ năng lực ứng phó, khắc phục hậu quả, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về con người, kinh tế, xã hội và môi trường.

Về số lượng trang, thiết bị ứng phó sự cố chất thải, Tây Ninh hiện có 31 xe chỉ huy, 3 máy ảnh, 9 máy định vị, 15 hệ thống truyền hình hội nghị; Phương tiện vận tải đường bộ có 3 xe ô tô 40 chỗ, 20 xe ô tô chở người dưới 16 chỗ, 27 xe ô tô tải, 22 xe ô tô bán tải, 1 xe đào đất, 1 xe đầu kéo, 1 xe ủi; 17 xe chữa cháy, 9 xe bồn tiếp nước, 2 xe bơm; 2 xe cứu nạn, cứu hộ; 1 xe thang, 17 máy bơm chữa cháy, 50 bộ mặt nạ phòng độc cách ly, 12 máy cắt bê tông, 3 thiết bị phá vỡ thủy lực.

Trang thiết bị, phương tiện trên sông có 1 xuồng  ST 750, 3 chiếc xuồng  ST 660, 7 xuồng ST 450, 5 xuồng đệm khí, 24 xuồng máy các loại, 2 xuồng nhôm, 13 xuồng loại khác, 30 cano các loại, 11 rơ móc kéo cano, 6.455 phao cứu sinh, 29 phao bè cứu sinh, 5.745 phao tròn cứu sinh, 70 đèn pin, 37 loa phóng thanh cầm tay loại lớn, 8 ống nhòm, 3 ống nhòm nhìn đêm, 585 cuốc, 270 xẻng; 500 bộ đàm, 1 hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh, 1 xe thông tin liên lạc; 1.190 mặt nạ phòng, chống hóa chất, độc xạ.

Cũng theo UBND tỉnh Tây Ninh, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra sự cố chất thải nghiêm trọng. Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh luôn rà soát, kiện toàn bộ máy, lực lượng ứng phó các sự cố, đầu tư trang, thiết bị nhằm kịp thời ứng phó các sự cố về thiên tai, lũ lụt, cháy, nổ... trên địa bàn. Nhìn chung, khả năng ứng phó của tỉnh đến thời điểm hiện tại đạt yêu cầu.

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia ứng phó với sự cố chất thải giai đoạn 2023-2030, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh tiếp tục đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải;tổ chức quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ môi trường theo quy định; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải trên địa bàn; tổ chức thực hiện chương trình quan trắc chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh và có trách nhiệm công khai thông tin cho cộng đồng theo các hình thức về công khai thông tin; làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải.

Tại các khu, cụm công nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ hệ thống xử lý nước thải hạn chế phát sinh sự cố môi trường. 

Phối hợp các lực lượng có liên quan ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn; đánh giá, xác định thiệt hại, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, yêu cầu chủ cơ sở gây ra sự cố chất thải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; tổ chức tập huấn, huấn luyện và diễn tập về ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn tỉnh (cho phép việc lồng ghép xây dựng kế hoạch, tập huấn, diễn tập ứng phó sự cố chất thải trong các kế hoạch khác của tỉnh và của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh); chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, hàng năm tổng hợp kinh phí sự nghiệp môi trường để thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố chất thải gửi Sở Tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí kinh phí thực hiện theo quy định; định kỳ (một năm một lần) sơ kết, tổng kết đánh giá công tác quản lý, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải báo cáo UBND tỉnh.

Công an tỉnh chủ trì, chỉ đạo cơ quan Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cảnh sát điều tra các cấp, Công an các đơn vị, địa phương sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố chất thải theo yêu cầu của cơ quan, cấp có thẩm quyền; chỉ đạo và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực xảy ra sự cố; điều tra, làm rõ nguyên nhân gây ra sự cố theo quy định của pháp luật; định kỳ tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập, đào tạo lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm ứng phó sự cố chất thải (lồng ghép xây dựng kế hoạch, tập huấn, huấn luyện, diễn tập trong các kế hoạch khác của tỉnh); phối hợp và làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.

Sở Công Thương chủ trì, tham mưu Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải cấp quốc gia do rò rỉ, phát tán hóa chất độc trong lĩnh vực công nghiệp; chỉ đạo các đơn vị trong ngành Công Thương tổ chức đào tạo, huấn luyện, tập huấn, diễn tập cho lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm (lồng ghép xây dựng kế hoạch, tập huấn, diễn tập ứng phó sự cố chất thải trong kế hoạch khác của tỉnh); phối hợp và làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải do rò rỉ, phát tán hóa chất độc trong lĩnh vực công nghiệp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên cập nhật, rà soát để tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh đầu tư mua sắm trang thiết bị, vật tư chuyên dụng ứng phó sự cố thiên tai; hướng dẫn, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải trong phạm vi quản lý; tổ chức tập huấn, diễn tập, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó, khắc phục sự cố chất thải và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Sở Y tế tăng cường công tác kiểm tra phân loại, thu gom, lưu giữ và quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; chỉ đạo, tăng cường công tác phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; hướng dẫn các nguy cơ lây nhiễm đối với chất thải y tế và xây dựng các biện pháp phòng ngừa tương ứng; cử cán bộ tham gia tập huấn, diễn tập nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác ứng phó sự cố chất thải... 

 

 

Mạnh Dũng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline