Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 05:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Tạo sinh kế bền vững từ rừng khộp

Thứ năm, 25/05/2023 13:05

TMO -  Rừng khộp không chỉ là một hệ sinh thái tự nhiên mà đồng thời là một Không gian sinh thái đặc thù do tầm quan trọng của sinh kế rừng khộp đối với cộng đồng bản địa.

Rừng khộp ở nước ta phân bố tập trung ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, ngoài ra còn có rải rác ở Di Linh (Lâm Đồng), Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh. Rừng khộp là không gian sống của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam như Ê Đê, M’Nông và Gia Rai... Cuộc sống, sinh kế của họ từ nghìn đời đều dựa vào rừng, trong đó có các cánh rừng khộp mênh mông. Sinh kế chủ yếu của người dân là loại cây lương thực từ rừng, gỗ củi, cây thuốc và các sản phẩm phi gỗ khác. Và trên cơ sở đó, nền văn hóa rừng khộp đã hình thành và phát triển qua cả nghìn năm.

Với diện tích khoảng hơn nửa triệu ha, chiếm 1/3 tổng diện tích rừng khộp của Đông Nam Á, rừng khộp là một loại cảnh quan đặc biệt. Rừng khộp Việt Nam là phần rìa của vùng phân bố rừng khộp rộng lớn của vùng Đông Nam Á, trải dài từ Myanmar, qua Thái Lan, Lào, Campuchia rộng trên 15.000km2. Rừng khộp có những loài cây gỗ lớn có giá trị lâm sản ngoài gỗ như dầu nhựa, tananh, dược liệu... và tài nguyên động vật khác chủ yếu là nhóm thú lớn.

Rừng khộp cấu thành từ những loài cây tán không khép kín, rụng lá trong thời gian dài, ánh sáng mặt trời có thể chiếu xuống đất dưới tán rừng. Rừng chỉ có một tầng thường không có tầng dưới, thảm tươi phổ biến là cỏ. Rừng khộp thưa cây, lá rộng, rụng lá. Rừng khộp hình hành trong điều kiện tương đối khắc nghiệt, lượng mưa trung bình từ 600-1800mm/năm song phân bố không đều tạo ra hai mùa rõ rệt. Rừng khộp chủ yếu sinh trưởng trên đất xám bạc màu phát triển trên đất phù sa cổ, có tầng đất nông 50-80cm, rắn chắc khó thấm nước. Hiện nay, ở nước ta Vườn quốc gia Yok Đôn (nằm trên địa bàn hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Nông) là còn lưu giữ được diện tích ít ỏi nguyên mẫu rừng khộp nguyên sinh ở Việt Nam. 

Dưới cánh rừng khộp, người dân địa phương tận dụng phát triển sinh kế cho thu nhập ổn định. Ảnh: NT. 

Rừng khộp tại Việt Nam có giá trị về bảo vệ môi trường, cụ thể đây là một kiểu rừng thưa đặc biệt, hàng năm phải trải qua thời gian hạn hán khô kiệt, cháy rừng thường xuyên xảy ra. Bảo vệ sự tồn tại của rừng khộp giúp duy trì sự cân bằng môi trường sinh thái. Rừng khộp tuy ít loài cây nhưng giá trị kinh tế của các loài cây rất cao như: Cà chít, Dầu đồng, Dầu trà beng, Giáng hương, Trắc...Ven các khu vực rừng khộp gần nguồn nước cũng là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc M’Nông, Ê Đê... trước đây chủ yếu sống bằng nương rẫy, săn bắn, hái lượm. Ngày nay, kinh tế phát triển đồng bào đã biết trồng lúa nước, chăn nuôi, đồng thời tham gia các hoạt động  bảo vệ rừng, trồng rừng giảm tác động tiêu cực đến rừng khộp.

Sinh kế rừng khộp ở Việt Nam bao gồm: Khai thác tinh dầu; Phát triển chăn nuôi gia súc có sừng trong rừng khộp; Trồng cây tếch tán dưới tán rừng khộp; Trồng cây công nghiệp xen dưới tán rừng khộp và Tài nguyên cây thuốc trong rừng khộp. Trong đó, đối với nguồn sinh kế từ khai thác tinh dầu, nhựa từ cây họ Dầu ở rừng khộp có thể được phân chia thành hai nhóm: nhựa dầu (nhựa lỏng hoặc dầu gỗ) và nhựa rắn.

Nguồn nhựa lỏng hoặc nhựa rắn từ những cây họ dầu khác có thể được pha trộn với nhau để thắp sáng, trám thuyền, y học cổ truyền hoặc sơn. Nhựa lỏng là một nguồn thu nhập quan trọng của nhiều cộng đồng rừng đặc biệt là trong mùa khô, có thể kéo dài tới 6 tháng trong năm. Bên cạnh cây cho dầu lỏng còn có cây cẩm liên, sao đen tiết nhựa một cách tự nhiên dọc vỏ thân cây không rơi xuống đất mà đọng lại như nhũ đá, có màu trắng. Hàm lượng tinh dầu trong nhựa dầu rái tới 50% được dùng làm sơn, chất đánh bóng đồ gỗ. Nhân dân địa phương dùng để thắp sáng, sơn các loại đồ gia dụng bằng mây, tre, nứa.

Rừng khộp phát triển chủ yếu trên địa hình cao, có các khe suối, có nhiều tầng, thảm mục dày, đất tơi xốp. Tận dụng thảm cỏ mọc dưới tán rừng tự nhiên có thể chăn thả đàn gia súc có sừng trong rừng, Tuy nhiên, lượng cỏ mọc dưới tán rừng khộp là rất hạn chế. Chính vì vậy, người dân có thể trồng thêm cỏ voi, cỏ ghi nê bên ngoài diện tích rừng khộp để bổ sung thêm nguồn thức ăn cho gia súc. Nhiều nơi như Ninh Thuận, Đắk Lắk đàn gia súc có sừng phát triển khá nhanh nhưng đồng cỏ tự nhiên ít, hầu hết các hộ nông dân đã đưa gia súc vào rừng để chăn thả.

Vào mùa mưa, khí hậu ôn hòa, dịu mát cây cỏ xanh tốt phát triển mạnh là ưu điểm thuận lợi cho việc phát triển đồng cỏ chăn nuôi bò. Một số hộ dân trên địa bàn huyện Ea Súp, Đắk Lắk đã xây dựng trang trại chăn nuôi bò thịt dưới tán lá rừng đạt hiệu quả kinh tế cao. Mô hình kinh tế trang trại bò thịt dưới tán lá rừng khộp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hình thức chăn nuôi thường từ 30-34%. Lợi nhuận thu về từ một con bò sinh sản từ 2-2,5 triệu đồng/năm. Ngoài ra, số phân chuồng được thu gom mỗi năm là nguồn bổ sung phân bón cho cây trồng, góp phần tiết kiệm chi phí cho nông dân và giảm ô nhiễm môi trường. 

Trồng cây tếch xen dưới tán rừng khộp là một trong những sinh kế hiệu quả, theo đó cây tếch có yêu cầu sinh thái giống như các loài cây họ dầu, chịu được lửa, cường độ chiếu sáng cao, do đó có khả năng thích ứng để làm giàu rừng khộp. Trồng tếch trong rừng khộp nghèo sẽ làm gia tăng chức năng sinh thái của rừng, tăng độ che phủ rừng, tăng mật độ cây rừng kể cả cây tếch tái sinh tự nhiên. Chất lượng rừng khộp sẽ cải thiện chức năng phòng hộ như chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học như tạo điều kiện nơi sống cho các loài thú lớn, phát triển lâm sản ngoài gỗ.... Rừng khộp nghèo được trồng xen tếch sau 15 năm có thể khai thác được khoảng 500 cây, năng suất gỗ ước đạt khoảng 40m3/ha.

Gỗ dầu - loài cây đặc trưng của rừng khộp. Ảnh: NT. 

Trong rừng khộp, cây Dầu nước, Chiêu liêu là nguồn tài nguyên cây thuốc quý, theo đó cây dầu nước trưởng thành hằng năm cho 6-7kg nhựa dầu lỏng. Hàm lượng tinh dầu trong cây này lên tới 50% với thành phần chủ yếu là các sesquiterpen có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và làm dịu. Còn đối với cây chiêu liêu, quả chiêu liêu là vị thuốc trong Y học cổ truyền, có vị đắng chát, tình bình vào hai phế và đại tràng, có tác dụng chữa ho đau họng, mất tiếng, mồ hôi trộn.

Ngoài những sinh kế đã nêu trên, các địa phương trong vùng Tây Nguyên cũng đã áp dụng một số hình mẫu trồng cây công nghiệp khác nhau: chuyên canh cây cà phê hay cây cao su. Tuy nhiên, việc chuyên canh này đã gây những ảnh hưởng xấu đến độ đa dạng và tài nguyên của rừng khộp. Việc chuyển đổi rừng khộp sang cây công nghiệp đại trà cần được cân nhắc. Nên trồng cây công nghiệp hỗn giao theo đám, theo băng(diện tích đủ lớn) xen kẽ với rừng tự nhiên để các loại cây hỗ trợ sinh thái cho nhau như trong các khu rừng tự nhiên. 

Theo các nhà khoa học, chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, rừng nhiệt đới nói chung và rừng khộp nói riêng là những thực thể kém bền vững. Khi đã có những tác động thì khả năng tái sinh phục hồi rừng là rất khó khăn. Trong những năm qua rừng khộp Tây Nguyên luôn bị tác động làm giảm cả số lượng và chất lượng. Do đó, cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm sử dụng, quản lý bền vững rừng khộp. Từ những kết quả nghiên cứu trong điều chế rừng, cường độ khai thác rừng trung bình từ 30-40% với chu kỳ khai thác từ 30-40 năm là phù hợp. Đường kính khai thác gỗ đạt trung bình từ 30-40 cm trở lên tùy theo cấp năng suất rừng khộp.

Sau khai thác chọn ở rừng khộp, con đường phục hồi rừng tự nhiên thông qua tái sinh tự nhiên là hoàn toàn phù hợp. Trong rừng khộp tái sinh tự nhiên đối với các loài cây Cà chắc, Dầu đồng, Dầu trà beng diễn ra rất tốt, do đó tùy thuộc theo từng thành phần loài cây trong tổ thành rừng có thể áp dụng phương pháp phục hồi rừng theo từng đám với loài cây ưu thế. Ngoài ra, việc trồng mới đối với một số loài cây chủ yếu của rừng khộp vẫn là điều còn mới mẻ. Tuy nhiên, một vài cây như Dầu nước hay Sao đen cũng đã được một số cơ sở lâm nghiệp trồng với hàng nghìn hecta trên các loại đất còn tốt. Đối với đất xám bạc màu chưa có mô hình nào thành công.

Để quản lý rừng bền vững sau khai thác, một số đơn vị đã thử nghiệm xúc tiến tái sinh rừng bằng biện pháp trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế vào lâm phần của rừng khộp. Biện pháp này cần phải có được những đánh giá cụ thể trên cơ sở nghiên cứu khoa học. Bảo vệ, quản lý bền vững rừng khộp Tây Nguyên không chỉ là giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá mà còn có ý nghĩa giữ gìn nền văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

 

 

NL 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline