Hotline: 0941068156

Thứ năm, 09/05/2024 18:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 09/05/2024

Tăng cường kiểm soát Khu bảo tồn biển Phú Quốc

Thứ sáu, 21/01/2022 12:01

TMO - Thời gian gần đây, hoạt động san lấp, lấn biển để xây dựng khu nghỉ dưỡng, nhà hàng... đã trực tiếp làm suy thoái, phá hủy các hệ sinh thái biển tại nhiều khu vực ven biển, ven đảo ở thành phố Phú Quốc (Kiên Giang).

Đại diện Ban quản lý Vườn Quốc gia Phú Quốc cho biết, hiện nay việc quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc còn bất cập, hạn chế và đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, cần tăng cường này hiệu quả hơn để bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo, góp phần phát triển bền vững kinh tế biển trên địa bàn tỉnh.

Tình trạng ô nhiễm môi trường, hoạt động san lấp, lấn biển để xây dựng các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, cầu dẫn, âu tàu diễn biến hết sức phức tạp tại các khu vực ven biển, ven đảo trên địa bàn các xã Bãi Thơm, Hàm Ninh, Dương Tơ và phường An Thới (thành phố Phú Quốc) đã trực tiếp làm suy thoái, phá hủy các hệ sinh thái biển.

Khu bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Mặt khác, tình trạng phát triển du lịch biển tự phát không theo quy hoạch, không gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn giá trị hệ sinh thái đất ngập nước ven biển, ven đảo, làm mất nơi sinh sống của các loài sinh vật biển. Tình trạng sử dụng hóa chất độc, chất nổ, xung điện, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt để khai thác thủy sản vẫn còn diễn ra, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn biển chưa được giải quyết triệt để, các quy định về xử phạt của các cơ quan chức năng chưa đủ sức răn đe.

Trước tình trạng phức tạp này, Vườn quốc gia Phú Quốc kiến nghị tỉnh chỉ đạo ngành chức năng bố trí lực lượng kiểm ngư tăng cường tuần tra, kiểm soát, thực thi pháp luật thủy sản và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong Khu bảo tồn biển Phú Quốc.

Ngành chức năng kiểm tra, xử lý các cơ sở nuôi trồng, mua bán, chế biến thủy sản, các cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc thủy sản nguy cấp, quý hiếm bị nghiêm cấm khai thác đánh bắt. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, xác minh, xử lý các hành vi vi phạm trong khai thác khoáng sản như bơm cát, san lấp, khai thác đá... phá vỡ cảnh quan, môi trường, di tích thắng cảnh Khu bảo tồn biển Phú Quốc.

Cần thực hiện kiểm tra, xử lý các công trình xây dựng trái phép trên biển, đảo, ven biển; bao chiếm, lấn chiếm đất rừng trên các cụm đảo, lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ biển; hoạt động đưa khách tham quan du lịch, thả phao, nuôi trồng, khai thác thủy sản trái phép trong Khu bảo tồn biển Phú Quốc.

Khu bảo tồn biển Phú Quốc nhằm phục hồi sinh cư (san hô) và các nhóm nguồn lợi quan trọng trong các hệ sinh thái (bàn mai, bào ngư, hải sâm cát, ốc đụn, cá ngựa...), góp phần gia tăng quần đàn sinh sản, tăng sinh khối và khả năng bổ sung tự nhiên, tăng sản lượng khai thác bằng phương thức nuôi tự nhiên thân thiện với môi trường; phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản cho ngư trường; tạo những sản phẩm mới cho du lịch, quan trắc tài nguyên và môi trường.

Khu bảo tồn Phú Quốc tổng diện tích hơn 40.909ha thuộc Vườn quốc gia Phú Quốc, gồm 3 phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi sinh thái, dịch vụ-hành chính. Ngoài ra, còn thiết lập vùng đệm để hạn chế các tác động trực tiếp của các hoạt động kinh tế-xã hội từ bên ngoài vào vùng bảo tồn san hô và thảm cỏ biển trong khu bảo tồn biển.

 

 

Ngọc Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline