Hotline: 0941068156

Thứ tư, 17/04/2024 00:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ tư, 17/04/2024

Tăng cường ứng dụng khoa học-công nghệ trong phòng, chống thiên tai

Thứ năm, 28/07/2022 08:07

TMO - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai hiệu quả việc ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Với sự hỗ trợ của Tổng cục Khí tượng thủy văn, Ngân hàng Thế giới, Quỹ cộng đồng phòng tránh thiên tai miền Trung..., Thanh Hóa đã lắp đặt 94 trạm đo mưa tự động, tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi. Các trạm đo mưa này được ứng dụng công nghệ cao, tự động báo số liệu mưa, thời gian mưa và cập nhật số liệu lên trang web của Tổng cục Khí tượng thủy văn. 

Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, sạt lở đất gia tăng mức độ nghiêm trọng tại các huyện miền núi, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở TN&MT triển khai xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo lũ ống, lũ quét và sạt lở đất tại các huyện miền núi (Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa), gồm 15 trạm đo mưa tự động; thành lập trung tâm thu nhận, xử lý, tính toán và ra bản tin cảnh báo mưa lớn có khả năng gây lũ quét...

Những số liệu thu thập được từ các hệ thống quan trắc này đã góp phần giúp ngành chức năng trên địa bàn nắm bắt tình hình, từ đó triển khai phương án chủ động ứng phó với thiên tai, giảm thiểu tối đa những thiệt hại.

Thời gian qua, Văn phòng Chỉ huy Phòng chống thiên tai (PCTT) thuộc Sở NN&PTNT tỉnh đã xây dựng được trang web để đăng tải kịp thời các công điện, văn bản chỉ đạo điều hành công tác PCTT và TKCN của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, các báo cáo nhanh, các văn bản pháp luật, các kiến thức, kỹ năng phòng tránh thiên tai...

Ảnh minh họa 

Việc ứng dụng chuyển đổi số trong cảnh báo sớm thông tin PCTT sẽ góp phần giúp thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong PCTT phát huy tối đa hiệu quả, đồng thời giúp các địa phương xây dựng sớm kịch bản phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thiên tai.

Xác định công tác đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, ngành chức năng tỉnh đã xây dựng bản đồ số hóa hệ thống công trình đê điều, hồ đập, bản đồ ngập lụt do nước dâng cho khu vực ven biển khi có tình huống bão mạnh và siêu bão đổ bộ, bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét, bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất đá khu vực miền núi.

Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về PCTT, phục vụ việc chỉ huy, điều hành của Ban Chỉ huy PCTT, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh khi có thiên tai xảy ra, bao gồm: kế hoạch, phương án PCTT, số liệu tổng hợp về sơ tán dân cư khỏi vùng nguy hiểm khi có thiên tai xảy ra; tổng hợp nhân sự, vật tư, phương tiện nhu yếu phẩm phục vụ cho công tác PCTT... 

Cùng với những kết quả đạt được trong công tác phòng chống thiên tai từ ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, theo nhận định của ngành chức năng tỉnh, hiện nay dữ liệu về phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh rất lớn, đòi hỏi phải có thời gian, nguồn lực để thực hiện việc số hóa dữ liệu hệ thống công trình phục vụ phòng tránh, ứng phó khi có thiên tai xảy ra; chưa có phần mềm, công nghệ dự báo, cảnh báo hiện đại, đặc biệt là công nghệ phục vụ công tác dự báo, cảnh báo lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

Để đảm bảo thực hiện tốt công tác PCTT, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục ưu tiên nguồn lực, tập trung đầu tư cho công tác PCTT, trong đó, đặc biệt chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai để chuyển dịch mạnh mẽ từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa.

Tăng cường ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến, đẩy mạnh hiện đại hóa, tự động hóa các thiết bị kỹ thuật quan trắc tài nguyên và môi trường để nâng cao hiệu quả dự báo, cảnh báo, điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu và PCTT. 

Do đặc điểm vị trí địa lý, hầu như năm nào Thanh Hóa cũng phải chịu ảnh hưởng của thiên tai như: bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, lốc, hạn hán, xâm nhập mặn... Thiệt hại do thiên tai gây ra đối với tỉnh hết sức nặng nề về người, tài sản, môi trường sinh thái, tác động xấu tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì thế, công tác phòng chống thiên tai đòi hỏi ngày càng phải nâng cao, đảm bảo cung cấp dự báo chính xác, kịp thời để chủ động ứng phó.

 

 

Minh Hương 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline