Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 15/12/2024 03:12

Tin nóng

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Chủ nhật, 15/12/2024

Tăng cường kiểm soát thu gom, xử lý rác thải nhựa ven biển

Thứ ba, 22/10/2024 07:10

TMO - Trước những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý của biển, đảo, thực trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian biển và các vấn đề về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, cần thiết phải có sự chung tay quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương. 

Theo Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, biển, đảo là không gian sinh tồn, gắn bó mật thiết từ bao đời nay với mỗi người dân ở vùng ven biển và trên các đảo, hải đảo của Việt Nam cả trong đời sống văn hóa, hoạt động sản xuất và các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260 km, hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, vùng biển rộng lớn đứng thứ 27 trong 157 quốc gia ven biển và các quốc đảo, vùng biển Việt Nam có diện tích gấp ba lần diện tích đất liền, chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông.

Vùng biển Việt Nam có diện tích gấp ba lần diện tích đất liền, chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông, có nhiều hệ sinh thái có mức độ đa dạng sinh học cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, bao gồm hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, đất ngập nước...Cùng với đó là các loài cá biển, chim biển, thú biển và bò sát với nhiều loài có giá trị kinh tế cao, nhiều loài quý hiếm. Khoáng sản biển phong phú về chủng loại, đặc biệt là dầu khí, băng cháy, sắt, titan, cát thủy tinh và các loại sa khoáng khác.

Việt Nam được dự báo trở thành nền kinh tế lớn thứ 29 thế giới vào năm 2030 và sẽ vươn lên vị trí thứ 20 vào năm 2050. Ước tính, tăng trưởng của cả nước khoảng 6,5-7,0% trong thời kỳ 2021-2030; trong đó, 28 tỉnh, thành phố ven biển đóng góp khoảng 65-70% vào tổng GDP cả nước. Nhận thức rõ được vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự phát triển, sự thịnh vượng của đất nước, từ năm 2007, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua chủ trương phát triển kinh tế biển và ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Tuy nhiên, thời gian qua, dưới áp lực phát triển kinh tế-xã hội và nhiều nguyên nhân khác nhau đã khiến cho môi trường biển Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như: Suy thoái cảnh quan, hệ sinh thái biển và ven biển; ô nhiễm môi trường biển ven bờ; sự cố môi trường biển; mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian biển giữa các ngành, các bên có liên quan. Chất thải rắn sinh hoạt ở vùng ven biển Việt Nam ngày càng gia tăng từ các hoạt động kinh tế-xã hội như nguồn thải công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, du lịch, sinh hoạt, y tế… gây ô nhiễm trên diện rộng ở các vùng bờ biển.

Trước những lợi thế, tiềm năng về tài nguyên, vị trí địa lý của biển, đảo, thực trạng nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian biển và các vấn đề quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, cần thiết phải có sự chung tay quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Bảo vệ môi trường biển là một trong những nhiệm vụ quan trọng để các địa phương khai thác, phát huy hiệu quả lợi thế trong phát triển kinh tế biển (Ảnh minh họa). 

Để giải quyết các vấn đề về công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo, với tư duy quản lý mang tính đột phá, thay đổi phương thức quản lý chuyển từ bị động sang chủ động, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Theo đó, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam đề nghị các đơn vị tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, hướng dẫn kỹ thuật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo làm cơ sở cho các tỉnh triển khai thực hiện; tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển kinh tế biển; Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch.

Đồng thời, phối hợp trong các hoạt động đánh giá hiện trạng môi trường; phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển.

Bộ TN&MT đề nghị các đơn vị thuộc Bộ, đặc biệt là Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường của 28 tỉnh, thành phố có biển trao đổi, thảo luận về giải pháp triển khai hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên biển đảo; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính; quản lý rác thải nhựa đại dương; nâng cao số lượng các-bon thông qua bảo tồn, quản lý bền vững tài nguyên, hệ sinh thái biển và hải đảo.

Các địa phương cần giải quyết các chồng lấn để bố trí, sắp xếp khoanh vùng định hướng phát triển các vùng dựa trên lợi thế với điều kiện tự nhiên địa phương, hài hoà giữa bảo tồn và phát triển; tận dụng tối đa lợi thế để phát triển các ngành du lịch và dịch vụ biển để địa phương trở thành điểm đến hấp dẫn của cả nước; quan tâm, thúc đẩy đầu tư khai thác năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng khác...

Chính quyền các địa phương cần tăng cường kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, rác thải nhựa ven biển và trên các đảo; kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm, suy thoái môi trường trên biển, vùng biển ven bờ; đặc biệt là hoạt động nhận chìm, xả nước thải vào môi trường biển… giám sát chặt các khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở nuôi trồng, chế biến thủy sản, hoạt động thương mại, dịch vụ dọc theo bờ biển, trên các đảo. Mặt khác, đầu tư, xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá phạm vi, mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm biển từ đất liền, nhất là từ các lưu vực sông. Tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các đối tượng vi phạm về khai thác tài nguyên, môi trường biển.

Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh đến mục tiêu: Quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, hải đảo, kiểm soát khai thác tài nguyên biển trong khả năng phục hồi và chịu tải của các hệ sinh thái biển. Tăng diện tích các khu bảo tồn, bảo vệ biển và ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia; tiếp tục phục hồi rừng ngập mặn. Ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt đối với rác thải nhựa đại dương; phòng, tránh, hạn chế tác động của thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, góp phần phấn đấu thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050;

Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải ra biển, có biện pháp hiệu quả ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. Tăng diện tích, quy mô khu vực biển được bảo vệ, bảo tồn và tạo nền tảng bảo tồn gắn với phát triển kinh tế - xã hội các vùng đất ven biển và vùng biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái, đặc biệt là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển; 

Đồng thời bảo đảm tính toàn vẹn và mối quan hệ tự nhiên giữa các hệ sinh thái biển và đất liền; bảo vệ, nâng cao giá trị dịch vụ hệ sinh thái, hướng tới nền kinh tế biển xanh. Quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển bền vững, phát huy vai trò, chức năng của rừng ven biển trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường và hệ thống kết cấu hạ tầng, chống sa mạc hóa, suy thoái đất vùng ven biển. 

 

Hạnh Lê

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline