Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 10:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Tăng cường giám sát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường làng nghề

Thứ sáu, 29/09/2023 13:09

TMO - Để làng nghề phát triển bền vững rất cần một giải pháp tổng thể nhằm phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao năng lực quản lý, các cơ quan chức năng cần xây dựng, ban hành và áp dụng các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó nêu rõ trách nhiệm của từng ngành, địa phương. 

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết trên cả nước có hơn 5.400 làng nghề, trong đó có gần 2.000 làng nghề truyền thống với 115 nghề truyền thống đã được công nhận, thu hút khoảng 11 triệu lao động tham gia. Theo Viện Nghiên cứu Ứng dụng Mỹ thuật Sản phẩm làng nghề Việt Nam, chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ.

Ở góc độ văn bản quy phạm pháp luật Luật Bảo vệ môi trường các năm 2005, 2014, 2020 và hàng loạt văn bản dưới luật đã nêu trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của các bên liên quan trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề từ trung ương đến địa phương. Một số địa phương có làng nghề cũng chú ý đến việc ban hành các văn bản liên quan nhằn cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ ở địa phương mình. Mới đây nhất, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định 08/2022/ NĐ-CP đưa ra các điều kiện bảo vệ môi trường đối với làng nghề, các cơ sở sản xuất tại làng nghề, cùng với đó là trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc bảo vệ môi trường làng nghề.

Làng nghề phải có phương án bảo vệ môi trường, hạ tầng bảo vệ môi trường (bao gồm hạ tầng thu gom nước thải, chất thải rắn). 

Cụ thể, Điều 56 về bảo vệ môi trường làng nghề quy định, làng nghề phải có phương án bảo vệ môi trường, có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường, hạ tầng bảo vệ môi trường (bao gồm hạ tầng thu gom nước thải, chất thải rắn). Các cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải xây dựng và thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật.

UBND cấp xã chịu trách nhiệm lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn và hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề. Trong khi đó, UBND cấp huyện tổng hợp nhu cầu ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề và chỉ đạo, triển khai thực hiện các mô hình bảo vệ môi trường làng nghề. Đồng thời, đầu tư xây dựng và tổ chức vận hành các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn, hệ thống xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

UBND cấp tỉnh sẽ đứng ra quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề gắn với bảo vệ môi trường; bố trí ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề; chỉ đạo, tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn. Cấp tỉnh phải đứng ra chỉ đạo xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; khu tập kết, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại cho làng nghề. Bên cạnh đó, có kế hoạch di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường kéo dài ra khỏi khu dân cư, làng nghề.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và gần dây nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Đối với làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Bộ Tài nguyên Môi trường xác định trong danh mục, tiếp tục xử lý ô nhiễm, giám sát chặt chẽ, triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm. Tuy vậy, hiện nay, vẫn còn nhiều vấn đề bức thiết đặt ra trong bảo vệ môi trường nông thôn, môi trường làng nghề. 

Trong đó, nước thải sinh hoạt, nước thải từ các làng nghề phát sinh  ngày càng lớn, trong khi hạ tầng thu gom, xử lý chưa đáp ứng yêu cầu. Theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2020, mới có 16,1% làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường; tỷ lệ làng nghề có điểm thu gom chất thải rắn công nghiệp chỉ đạt 20,9%...Nhiều làng nghề có lưu lượng nước thải lớn, xả ra các kênh, mương vốn làm nhiệm vụ tiêu thoát nước mưa, dẫn đến nước thải không lưu thông, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội theo hướng bền vững của nước ta trong các giai đoạn sắp tới, các làng nghề cần được định hướng phát triển bền vững, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, góp phần xóa dói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn. Việc phát triển sản xuất kinh doanh tại các làng nghề cần kết hợp hài hòa bảo vệ môi trường, hướng tới cải thiện môi trường. Sự hài hòa thể hiện ở việc không hy sinh lợi ích môi trường, đồng thời, các lợi ích từ sản xuất, kinh doanh cần được chia sẻ cho hoạt động bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững chung của làng nghề, bao gồm cộng đồng dân cư đang sinh sống xung quanh.

Bên cạnh việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, các đơn vị chuyên môn, chính quyền các cấp cần chú trọng công tác truyền thông về bảo vệ môi trường, xử lý nguồn nước thải tại các làng nghề để thay đổi nhận thức, thói quen, tập quán sản xuất, sinh hoạt của người dân, các hộ sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động xử lý nước thải tại làng nghề, bảo đảm các nguồn lực về tài chính cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý nước thải ở khu vực nông thôn nhất là các làng nghề.

Hà Nội hiện là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước với 806 làng nghề và làng có nghề, phân bố tại 23 quận, huyện và thị xã. Theo đánh giá của các chuyên gia, các làng nghề nhìn chung có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu. Do hạn chế về công nghệ và kỹ thuật sản xuất cho nên tại các làng nghề chủ yếu sản xuất theo phương thức truyền thống với lực lượng lao động thủ công ở hầu hết các công đoạn, kể cả các công đoạn nặng nhọc và độc hại nhất. Hơn 70% số làng nghề nằm xen kẽ tại các khu dân cư, khiến tình trạng ô nhiễm nước thải tại các làng nghề tiếp tục gia tăng.

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề đáp ứng các tiêu chí về môi trường. 

Để khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục, lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu cụ thể, đến hết năm 2025, tất cả các làng nghề được thành phố công nhận đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường; đến năm 2030, 100% số làng nghề khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường và hoàn thành di dời cơ sở sản xuất này vào khu, cụm, điểm công nghiệp...

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề đáp ứng các tiêu chí về môi trường đối với các làng nghề được công nhận theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường; thường xuyên tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề nhằm ngăn ngừa nguy cơ suy thoái, ô nhiễm môi trường.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và yêu cầu các hộ sản xuất trong làng nghề đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tích cực triển khai và hoàn thành các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ đề ra...

 

 

Đức Hải 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline