Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 23:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Tăng cường giám sát công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Chủ nhật, 30/10/2022 12:10

TMO - Hướng tới mục tiêu bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường trong phát triển kinh tế xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh công tác giám sát đối với hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương, sở ngành chức năng trên địa bàn tỉnh. Qua đó nắm bắt được thực trạng, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường.

Theo báo cáo của UBND huyện Thọ Xuân, hiện nay, các xã, thị trấn trong huyện đều đã ký hợp đồng với các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và vận chuyển, xử lý đúng quy định. Giai đoạn 2018 - 2022, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện được thu gom, xử lý hàng năm đều đạt từ 95% trở lên.

Tại huyện Đông Sơn, hiện nay, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 62 tấn/ngày. Hiện 100% các xã, thị trấn đã ký hợp đồng thu gom, vận chuyển đến khu xử lý tập trung. Hầu hết được vận chuyển về bãi rác Đông Nam xử lý bằng hình thức chôn lấp, đạt tỷ lệ 98%. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn đang áp dụng một số biện pháp xử lý khác đạt hiệu quả cao như phân loại, tái chế, ủ thành phân bón hữu cơ…

Báo cáo của UBND huyện Quảng Xương cho biết, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn khoảng 120 tấn/ngày. Hiện nay 26/26 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã ký hợp đồng với các đơn vị chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt về các bãi rác tập trung của tỉnh (riêng xã Quảng Bình và thị trấn Tân Phong xử lý bằng lò đốt rác tại huyện).

Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có 1 bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt Núi Voi, phường Đông Sơn có tổng diện tích trên 16.300m2; Trung bình mỗi ngày có khoảng 57 tấn rác thải sinh hoạt của nhân dân Bỉm Sơn được thu gom, vận chuyển đến Bãi rác Núi Voi để chôn lấp; tỷ lệ thu gom rác thải đạt 98%. Đến nay, các ô chứa tại bãi rác Núi Voi đều đã quá tải, không còn chỗ chứa, gây ô nhiễm trầm trọng. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại bãi rác Núi Voi, UBND thị xã đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các ô chôn lấp, như: Tăng cường phun chế phẩm xử lý mùi, diệt côn trùng; che phủ kín các ô chôn lấp không tiếp nhận rác mới… 

Các địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hạn chế ô nhiễm môi trường 

Theo báo cáo của Sở TN&MT, giai đoạn 2018-2022 lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh ngày càng tăng; riêng 6 tháng đầu năm 2022 nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 2.750 tấn/ngày, đêm; tỷ lệ thu gom, xử lý đạt 88,5%; trong đó, tỷ lệ đốt đạt 29,4%, tỷ lệ chôn lấp 67,9%, tỷ lệ tái chế 2,6%. Trên địa bàn tỉnh có 17 bãi chôn lấp CTRSH (đầu tư từ ngân sách Nhà nước) và 26 khu lò đốt CTRSH (có 9 khu xử lý đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa và 17 khu xử lý đầu tư từ ngân sách Nhà nước).

Tỷ lệ thu gom CTRSH tại khu vực các huyện đồng bằng ước đạt 95,1%; khu vực các huyện ven biển ước đạt 92,4%; khu vực các huyện miền núi ước đạt 74%. Hiện nay, các công nghệ xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng công nghệ đốt, công nghệ hỗn hợp (chế biến phân bón vi sinh, tái chế phế liệu, đốt, chôn lấp) và công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh. Có 7 địa phương xử lý rác trong công nghệ đốt với tỷ lệ trên 50% (các huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Quảng Xương, Hậu Lộc, Nga Sơn, Như Thanh và thị xã Nghi Sơn)… 

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập: việc thu gom, xử lý phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch có nơi chưa đảm bảo vệ sinh môi trường; việc thực hiện phân loại và xử lý rác tại nguồn chưa được triệt để; công tác vệ sinh môi trường tại các khu dân cư chưa được duy trì thực hiện thường xuyên…lượng CTRSH ngày càng tăng, trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng xử lý chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; việc phân loại rác thải tại nguồn chưa triệt để; tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải tại các huyện còn thấp, nhất là ở các huyện miền núi.

Một số đơn vị trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng dây chuyền xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả. Ảnh: Sỹ Tùng 

Để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn trong thời gian tới, Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị các địa phương cần tiếp tục chủ động rà soát đối với khu xử lý rác thải cho các địa phương sao cho phù hợp, bảo đảm gắn với tiến độ thực hiện của tỉnh; cần có sự linh hoạt trong tổ chức thực hiện. Quan tâm công tác quy hoạch lâu dài đối với khu tập kết, xử lý rác tại các xã, thị trấn bảo đảm vệ sinh môi trường.

Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động người dân phân loại rác thải tại nguồn. Các địa phương, đơn vị làm dịch vụ vệ sinh môi trường cần lập kế hoạch cụ thể, quy hoạch chi tiết, thi công đảm bảo tiến độ để phục vụ công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Các địa phương, đơn vị làm dịch vụ vệ sinh môi trường cần lập kế hoạch cụ thể, quy hoạch chi tiết, thi công đảm bảo tiến độ để phục vụ công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. 

 

 

Hằng Trần

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline