Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 02:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết Nguyên đán 2023

Thứ sáu, 20/01/2023 06:01

TMO - UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các ngành chức năng sẵn sàng phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng phối hợp lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, không để xảy ra cháy lớn. Đấu tranh với hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ gỗ, động vật rừng, các loại lâm sản trái pháp luật và xử lý nghiêm theo quy định...

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, thời gian nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài thường là thời điểm lực lượng quản lý bảo vệ rừng mỏng, các đối tượng vi phạm đã thực hiện các hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp, khai thác lâm sản trái phép, buôn bán động vật hoang dã; đặc biệt, các hành vi trên thường xảy ra tại các địa bàn giao thông không thuận lợi, ít người qua lại trên địa bàn tỉnh.

Trước nhận định trên, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm, có hiệu quả các chỉ thị Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ cũng như Nghị quyết của Tỉnh ủy Lâm Đồng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp xã và cơ quan chức năng có liên quan, tập trung tăng cường tuần tra, kiểm tra, thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là diện tích giáp ranh với diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ dân. Tiếp tục rà soát xử lý dứt điểm các hồ sơ vi phạm theo quy định; phối hợp, hỗ trợ các chủ dự án đầu tư liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng nhất là dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: BLĐ  

Chỉ đạo các đơn vị chủ rừng, Hạt Kiểm lâm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng nhằm sớm phát hiện mất rừng, cháy rừng; thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng theo phương án được phê duyệt, không để xảy ra cháy rừng trong thời gian trước, trong dịp tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và trong suốt mùa khô 2022 - 2023.

Có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng phối hợp lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, không để xảy ra cháy lớn. Đấu tranh, truy quét các “đầu nậu” mua bán, vận chuyển, tàng trữ gỗ, động vật rừng, các loại lâm sản trái pháp luật và xử lý nghiêm theo quy định...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo lực lượng kiểm lâm, phối hợp lực lượng chức năng, các đơn vị chủ rừng tập trung kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về Luật Lâm nghiệp, bố trí đủ lực lượng trực gác; tăng cường công tác phối họp kiểm tra tại rừng, các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, điểm du lịch để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ các loài động vật hoang dã; thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm tại địa chỉ Website: kiemlam.org.vn để kiểm tra, phát hiện sớm điểm cháy rừng;..

Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố tích cực tham mưu  UBND huyện tăng cường công tác quản  lý nhà nước về đất đai trong đó có đất lâm nghiệp, quản lý và xử lý đối với hoạt động phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại, gắn với công tác bảo vệ môi trường đặc biệt tại các khu vực đầu nguồn đập, hồ, sông, suối.

UBND tỉnh đã có chỉ đạo dừng xử lý vật liệu cháy, tăng cường hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2022 – 2023.

Trước đó, UBND tỉnh đã có chỉ đạo dừng xử lý vật liệu cháy, tăng cường hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2022 – 2023 trên địa bàn tỉnh. Để kịp thời thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, TP Đà Lạt và Bảo Lộc cùng các đơn vị chủ rừng ngừng ngay việc xử lý thực bì mùa khô 2022 - 2023 trên địa bàn tỉnh. 

UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành thông báo và chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt các biện pháp, giải pháp để thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng từ nay đến hết mùa khô 2022 – 2023. Cụ thể, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã thường xuyên theo dõi tình hìn khí hậu, thới tiết; tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức chấp hành quy định về phòng, chống cháy rừng; kịp thời phát hiện các đám/điểm cháy và tham gia chữa cháy rừng ngay khi phát hiện; thực hiện có hiệu quả phương án phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn. Chủ động lực lương, phương tiện kỹ thuật, chỉ huy, hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ để kịp thời xử lý, dập tắt ngay đám cháy khi mới phát sinh, không để bùng phát, xảy ra cháy lớn.

Đồng thời, bố trí lực lượng trực 24/24 giờ để kịp thời phát hiện đám/điểm cháy rừng, thông báo và tổ chức lực lượng triển khai các biện pháp chữa cháy rừng, dập tắt ngay các đám cháy khi mới phát sinh (đặc biệt là tại khu vực dọc các tuyến đường dẫn vào TP Đà Lạt, Bảo Lộc, như: Đèo Bảo Lộc, đèo Prenn, Mimosa, Tà Nung, D’Ran, tuyến Quốc lộ 27C…), không để ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và cảnh quan môi trường. Trường hợp xảy ra cháy lan, cháy lớn vượt tầm khống chế, kiểm soát của lực lượng tại chỗ, phải thông báo, huy động lực lượng cấp huyện, sự hỗ trợ của tỉnh để tham gia chữa cháy rừng.

 

 

Lê Đức 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline