Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 02:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Tận dụng lợi thế, xây dựng TP. HCM thành trung tâm kinh tế-tài chính của khu vực và thế giới

Chủ nhật, 06/02/2022 15:02

TMOTP. HCM là thành phố trực thuộc Trung ương (thuộc loại đô thị đặc biệt) với 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện. Về dân số và quy mô đô thị, TP. HCM là một trong hai thành phố lớn nhất tại Việt Nam.

TP. HCM có lợi thế nằm ở múi giờ khác biệt so với 21 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu. Đây được xem là lợi thế trong việc thu hút dòng vốn nhàn rỗi khi các trung tâm này nghỉ giao dịch. Nhờ điều kiện tự nhiên, TP. HCM trở thành đầu mối giao thông của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, đều giữ vị thế quan trọng vào bậc nhất của cả nước.

Ngoài vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi, TP. HCM đang là đầu tàu chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 9,35% dân số và 0,63% diện tích, nhưng trong các năm qua, thành phố đã đóng góp khoảng 23% GDP, khoảng 27% ngân sách quốc gia, thu hút hơn 33% số dự án FDI của cả nước. Năng suất lao động của TP. HCM đạt khoảng 293 triệu đồng/lao động mỗi năm, gấp 2,7 lần năng suất lao động cả nước, cùng với lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng được đào tạo và làm việc trong các lĩnh vực tài chính và các lĩnh vực liên quan hỗ trợ dịch vụ tài chính như kế toán, kiểm toán, trọng tài, luật sư...

Thị trường hàng hóa, thương mại, dịch vụ đạt quy mô lớn, duy trì mức tăng trưởng khá; từng bước hình thành các cơ chế, chính sách để hỗ trợ thị trường bán lẻ trong nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển của thương mại điện tử đang thành xu thế quan trọng trong các năm gần đây.

Thị trường bất động sản cũng trên đà phát triển mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhà ở của người dân. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, diện tích bình quân nhà ở toàn thành phố đã tăng lên đáng kể (từ mức 17,32m2 /người năm 2015 lên 20,3 m2 /người vào năm 2020). Các chủ thể tham gia thị trường bất động sản từng bước được hoàn thiện, góp phần cho thị trường phát triển, bao gồm bất động sản nhà ở, bất động sản thương mại, bất động sản công nghiệp ở các vùng lân cận và bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản du lịch.

Thị trường khoa học và công nghệ thành phố tăng trưởng về quy mô, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. 

Riêng về thị trường tài chính, TP. HCM hiện nay là một trung tâm tài chính hàng đầu của Việt Nam. Theo giới chuyên gia tài chính, Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng 7% mỗi năm trước khi bệnh dịch bùng phát năm 2020, nền tảng dân số trẻ, và trong 20-30 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm của các hoạt động kinh tế với vị thế ngày một quan trọng hơn không chỉ trong ASEAN mà trên toàn thế giới. Đến năm 2050, Việt Nam được dự đoán sẽ trở thành một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bất kỳ nền kinh tế lớn nào cũng thường có các thành phố được coi là trung tâm tài chính chịu trách nhiệm trung gian giữa các khoản tiết kiệm và nguồn đầu tư. Trên thực tế, TP. HCM đã trở thành một trung tâm tài chính như thế.

Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP. HCM sẽ tạo ra các nhân tố thu hút các định chế tài chính nước ngoài, đón đầu cơ hội dịch chuyển của các dòng vốn đầu tư quốc tế khi đến Việt Nam. Thành công trong việc xây dựng trung tâm tài chính tại TP. HCM sẽ tác động tích cực đối với nguồn cung vốn - huyết mạch của nền kinh tế và sự dịch chuyển của dòng vốn sẽ tiếp tục thu hút thêm các nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức... và kéo theo sự phát triển của hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, tài chính phụ trợ  không chỉ trên địa bàn thành phố mà lan tỏa tới các bên có giao dịch liên quan; cùng với sự phát triển của nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và môi trường sống chất lượng cao... Do đó, để hiện thực hóa khát vọng trung tâm tài chính quốc tế, TP. HCM cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

Theo các chuyên gia, triển vọng hình thành trung tâm tài chính quốc tế của TP. HCM là rất lớn. Tuy nhiên, việc hiện thực hóa nó trước tiên là phải kiến tạo một nền móng kinh tế tương ứng. Trên cơ sở đó, cần có một giải pháp tích cực, nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực tài chính cấu thành trung tâm tài chính quốc tế ở TP. HCM. Mặt khác, trung tâm tài chính quốc tế ở TP. HCM cũng sẽ khó hình thành sớm nếu Việt Nam không có một chính sách phát triển và hội nhập đích thực cũng như tiến hành công cuộc cải cách hành chính công mà cũng có thể gọi là cuộc “cách mạng” về cơ chế vận hành bộ máy công quyền hiện hữu.

Giới chuyên gia cho rằng TP. HCM cần đưa ra giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đồng thời coi dịch Covid-19 là cơ hội vàng để thành phố cơ cấu lại nền kinh tế, các doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, vì nếu đại dịch không xảy ra, mỗi năm trôi qua, lương hưởng của lao động sẽ tăng cao và lao động phổ thông sẽ dần khan hiếm. Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp ứng dụng tự động hóa vào các khâu sản xuất, kinh doanh và cải thiện năng suất lao động của người lao động thay vì phụ thuộc, dựa vào lao động giá rẻ.

Về giải pháp cải thiện hạ tầng, môi trường không khí, giới chuyên gia chia sẻ, rác thải là vấn đề hóc búa của bất kỳ thành phố đông dân nào trên thế giới, điều chính yếu hơn nữa là xử lý ô nhiễm không khí và rác thải tại các thành phố này. Ngày nay, khái niệm nền kinh tế tuần hoàn đã phổ biến tại Châu Âu và một số nước khác. Do vậy, TP. HCM có thể nhân dịp đại dịch Covid-19 này để tái cơ cấu, biến các nguồn rác thải, nước thải thành các nguồn tài nguyên quý để sản xuất năng lượng sạch, để sản xuất phân hữu cơ và tái chế kim loại, nhựa cho các ngành sản xuất then chốt. Về vấn đề khí thải, thành phố nên có cơ chế khuyến khích người dân sử dụng xe điện (xe máy, ô tô, buýt) đồng thời ưu đãi cho doanh nghiêp sản xuất, phân phối xe điện, và cần có lộ trình rõ ràng loại bỏ xe động cơ đốt trong chạy trong thành phố như một số thành phố lớn trên thế giới đã đưa ra…

Để xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế, TP. HCM cần có một đội ngũ các nhân viên ngân hàng, luật sư, kế toán có năng lực chuyên nghiệp, với kỹ năng tiếng Anh. Cơ sở hạ tầng vật chất, bao gồm đường sá, sân bay, internet, viễn thông và nhà ở là điều kiện tiên quyết để thu hút các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Một không gian xanh, không khí trong lành, 34 văn hóa ẩm thực đặc thù của thành phố cũng là những giá trị cần thiết cho việc xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế. Để phát triển đồng bộ với trung tâm tài chính quốc tế, sinh hoạt văn hóa, xã hội của cả thành phố cũng phải được cải thiện đáng kể.

Dự kiến trong kế hoạch phát triển, nhất là về mục tiêu ngắn hạn, trung tâm tài chính tại thành phố sẽ hoàn chỉnh ở cấp độ quốc gia; trong trung hạn sẽ định hướng tầm cỡ khu vực. Bước đầu, trung tâm tài chính tại TP. HCM đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ tài chính cho các quốc gia lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar, hay Brunei. Tiếp đó, TP. HCM sẽ hướng đến mục tiêu gia nhập mạng lưới trung tâm tài chính khu vực, cung cấp dịch vụ tài chính, không chỉ cho các nước trong ASEAN mà rộng hơn thế. Trong dài hạn, trung tâm tài chính tại TP. HCM sẽ thu hút những nguồn cung, cầu về sản phẩm tài chính phục vụ phát triển hoạt động thương mại, đầu tư vào kinh doanh, thu hút các định chế tài chính, tổ chức kinh tế hàng đầu toàn cầu. 

Việc hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP. HCM không chỉ là xu thế tất yếu của kinh tế hiện đại, mà còn là một biểu hiện của một quốc gia năng động, phát triển và hội nhập, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần quan trọng trong việc nâng tầm quốc gia lên một vị thế mới trong bản đồ các trung tâm tài chính phát triển của thế giới.

 

 

Quốc Dũng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline