Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 02:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Tái chế rác kiếm hàng trăm triệu mỗi năm

Thứ sáu, 13/12/2024 19:12

TMO – Tại Hội An, địa danh nổi tiếng với nghề may đo truyền thống, cô gái Trần Thị Kim Soi đã khởi nghiệp từ vải vụn, tạo nên thương hiệu Soi Handmade với tinh thần bảo vệ môi trường và lan toả lối sống xanh.

Tái chế hàng tấn rác thải vải mỗi năm

Kim Soi đến và định cư tại Hội An (Quảng Nam), cách đây hơn 10 năm. Thời gian đầu, cô gái quê Phú Yên làm việc cho các tiệm may đo trong phố cổ. Trong quá trình làm việc, chị nhận ra lượng vải vụn thải ra hàng ngày là một vấn đề nhức nhối. Thật tình cờ, những chiếc vòng tay hay cài tóc do chị tự tay làm từ vải vụn để tặng khách đã nhận được phản hồi tích cực.

Năm 2013, Kim Soi đã quyết định khởi nghiệp với thương hiệu Soi Handmade, bắt đầu từ những phụ kiện nhỏ như: cài tóc, kẹp tóc, hay dây buộc tóc,... Ban đầu, nguồn nguyên liệu chủ yếu do chị tìm kiếm từ những bao tải vải vụn bỏ đi tại các xưởng may trong phố.

Chị Kim Soi hướng dẫn kỹ thuật tái chế vải vụn thành phụ kiện thời trang tại một buổi workshop dành cho các bạn trẻ. Ảnh: NVCC

Những mảnh vải vụn qua bàn tay khéo léo của người thợ đã tôn lên vẻ đẹp độc nhất cho các sản phẩm. Đây là điểm nhấn tạo nên sự độc đáo, khác biệt của Soi Handmade. Tính độc đáo này giúp các sản phẩm phù hợp với xu hướng sống xanh và những ai yêu thích sản phẩm thủ công. Mỗi sản phẩm Soi Handmade dường như là một câu chuyện về tiết giảm rác thải ra môi trường, giúp kéo dài vòng đời của rác. “Điểm đặc biệt của Soi Handmade là tận dụng tối đa nguồn vải vụn từ các xưởng may, góp phần tái chế hàng tấn rác thải vải mỗi năm. Soi Handmade không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường thông qua từng sản phẩm nhỏ bé” - chị Kim Soi chia sẻ.

Tính đa dạng về mẫu mã của các nhóm sản phẩm như cài tóc, băng đô, kẹp tóc, khăn chéo tam giác, túi xách, ví vải,... đã tạo dựng được một cộng đồng khách hàng trung thành. Hiện giá bán mỗi sản phẩm dao động từ 15.000 đến 550.000 đồng. Doanh thu hàng năm của Soi Handmade ước đạt vài trăm triệu đồng.

Những sản phẩm của Soi Handmade tận dụng tối đa nguồn vải vụn từ các xưởng may, góp phần tái chế hàng tấn rác thải vải mỗi năm. Ảnh: NVCC

Trong bối cảnh ngày càng nhiều nguyên liệu bị lãng phí, những sản phẩm tái chế đang trở thành xu hướng mới được người tiêu dùng đánh giá cao, nhất là các bạn trẻ. Theo chủ thương hiệu Soi Handmade, các bạn trẻ bỏ tiền sở hữu các sản phẩm từ tái chế ngày càng tăng.

Võ Thị Hà, một cô gái Hà Nội đến Hội An du lịch, thông qua mạng xã hội Hà đã tìm hiểu và rất thích thú với câu chuyện khởi nghiệp của chị Kim Soi nên đến tận cửa hàng mua vài vật dụng về làm kỷ niệm. “Tôi rất thích những phụ kiện ở đây. Chúng không chỉ độc đáo mà còn được làm ra trong ý hướng góp phần bảo vệ môi trường. Được gặp và nghe chị Soi giới thiệu các sản phẩm ở đây thì còn thú vị hơn” – Hà chia sẻ.

Lan toả lối sống xanh

Năm 2019, các sản phẩm của Soi Handmade đã dần được biết đến qua các kênh bán hàng trực tuyến như Facebook, TikTok, Shopee, và các chợ phiên tại Hội An. Bắt đầu từ những đơn hàng lẻ tẻ, Soi Handmade hiện đã có mạng lưới phân phối ổn định qua các cửa hàng thời trang tại Hội An và Huế. Ngoài ra, sản phẩm còn xuất hiện tại các hội chợ du lịch, sự kiện văn hóa và lớp tập huấn về khởi nghiệp xanh ở Quảng Nam.

Không dừng lại ở việc kinh doanh, Kim Soi còn hướng đến mục tiêu xã hội. Chị đã hợp tác với các hội phụ nữ địa phương để tổ chức các workshop hướng dẫn kỹ thuật tái chế vải vụn thành phụ kiện thời trang. Đây không chỉ là cơ hội để các phụ nữ yếu thế có thêm thu nhập mà còn giúp họ khơi dậy sự sáng tạo và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tại xưởng may Soi Handmade, gần 10 phụ nữ đến làm việc hàng ngày hoặc nhận nguyên liệu về nhà để sản xuất. Nhờ sự hỗ trợ này, nhiều người đã tìm thấy nguồn sinh kế ổn định ngay tại quê hương.

Chị Kim Soi (ở giữa) mong muốn truyền cảm hứng cho giới trẻ thông qua các buổi gặp gỡ, chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp xanh. Ảnh: NVCC

Hiện tại, Soi Handmade đã có ba điểm trưng bày sản phẩm tại Hội An và Huế, đồng thời không ngừng mở rộng hoạt động thương mại điện tử để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Kim Soi cũng đặt mục tiêu xây dựng cửa hàng lớn hơn để trưng bày toàn bộ sản phẩm và tổ chức các hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, chị còn mong muốn truyền cảm hứng cho giới trẻ thông qua các buổi gặp gỡ, chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp xanh tại các trường học. “Tôi hy vọng có thể truyền động lực cho nhiều bạn trẻ dám nghĩ, dám làm và chung tay bảo vệ môi trường thông qua các dự án sáng tạo,” chị Kim Soi tâm sự.

Hành trình của Soi Handmade không chỉ là câu chuyện khởi nghiệp thành công mà còn là minh chứng cho sức mạnh của ý chí và tinh thần bền vững. Đây chính là một bước đi nhỏ nhưng ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường và hướng đến một tương lai xanh./.

 

Nam Trân

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline