Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 07:07

Tin nóng

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thứ tư, 02/07/2025

Sum vầy chiều cuối năm

Thứ ba, 28/01/2025 12:01

TMO - Một năm vất vả, chắc hẳn ai cũng mong đợi những giây phút được sum vầy bên gia đình, bên mâm cơm đoàn viên. Các thành viên sẽ chia sẻ những ưu tư của năm cũ, nói về kế hoạch, dự định trong một năm mới. Tết không chỉ để gia đình quây quần bên nhau, đây cũng là dịp con cháu dâng cơm, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. 

Năm nào cũng vậy, cứ vào chiều 30 Tết, con cháu gia đình lại tất bật chuẩn bị mâm cỗ đầy, trước để kính mời ông bà, tổ tiên ‘về thăm’ con cháu, sau là để đoàn tụ cả gia đình quây quần bên mâm cơm cuối năm.

Sáng nay (29 Tết), không giống như thường lệ, bà Hòa (Gia Lâm, Hà Nội) dậy từ rất sớm để đi chợ, theo bà Hòa, đi chợ vào ngày cuối cùng của năm luôn có cảm giác rất đặc biệt, bởi những thứ mua về đều làm nguyên liệu chế biến các món trước là để dâng cúng gia tiên, sau là để gia đình quây quần thưởng thức. Bà Hoà cho biết, đi chợ sớm thực phẩm (rau, củ, thịt, cá…) sẽ tươi và ngon hơn, đủ thời gian để lựa chọn, cũng không phải chen lấn. Chỉ sau ít phút, bà Hòa đã mua đủ những thứ cần cho mâm cơm chiều cuối năm, nhưng sẽ là thiếu nếu không có những bó hoa tươi để thờ cúng. Năm nào cũng vậy, bà Hòa chọn hoa cúc vàng để bày biện ban thờ. Chia sẻ về mơm cơm chiều cuối năm, bà Hòa vui vẻ nói: Năm nay gia đình tôi có thêm 2 thành viên mới (là con dâu và đứa cháu nội mới hơn 2 tháng tuổi), con cháu đều đến đông đủ cả nên bữa cơm tất niên phải thịnh soạn và chu tất hơn.

Chiều cuối năm - khoảng thời gian nhiều ý nghĩa, cảm xúc của ngày Tết. Ảnh minh họa.

Cúng tất niên là một nghi lễ truyền thống nhưng lễ vật cúng không phải quá cầu kỳ. Cỗ cúng tất niên ở nhiều vùng khác nhau nhưng nhất thiết trên mâm cỗ phải có đủ bánh chưng, dưa hành, giò lụa, nem rán, thịt đông… Trên bàn thờ tổ tiên không thể thiếu mâm ngũ quả, các đồ lễ. Tùy vào từng gia đình mà có thêm câu đối đỏ hay đôi mía còn đủ ngọn, tươi tốt, buộc khum vào nhau ở bên bàn thờ gọi là “gậy ông vải”.

Bữa cơm chiều 30 Tết là bữa cơm gắn kết mọi thành viên, thế hệ trong gia đình mà mọi người trong gia đình đều có mặt đầy đủ. Theo quan niệm xưa, gia đình nào càng đông đủ con cháu, các thế hệ cùng dùng bữa cơm này chứng tỏ gia đình nhiều phúc, lộc và may mắn. Đây cũng chính là dịp để bố mẹ trong gia đình giới thiệu các con, các cháu; con cháu có dịp ra mắt với ông bà, tổ tiên.

Từ đó, tổ tiên mới biết được công việc, nghề nghiệp, những  khó khăn... trong một năm mà thế hệ đi sau gặp phải để phù hộ độ trì. Hơn nữa trong một năm sắp qua, các thành viên trong gia đình khó có thời gian gặp gỡ và trò chuyện cùng nhau thì đây chính là dịp để cả nhà đoàn tụ. Mọi người ngồi quanh mâm cơm tất niên và kể cho nhau nghe những chuyện đã qua cùng những mục tiêu sắp tới. Trẻ nhỏ lâu ngày không gặp nhau cũng được một dịp vui chơi, tụ hội và “biết người trên kẻ dưới” trong gia đình, họ hàng quanh mâm cơm tất niên.

Không chỉ mang ý nghĩa gia đình sum họp, bữa cơm tất niên còn là nghi thức để tiễn biệt năm cũ, đón năm mới, mời ông Công ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản bếp núc. Sau bữa cơm tất niên, gia đình sẽ sửa soạn để cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón chào năm mới.

Từ xưa đến nay, ngay cả khi thời bao cấp, kinh tế khó khăn đến thời điểm cuộc sống đã đi vào ổn định, khấm khá đầy đủ, người Việt vẫn luôn giữ thói quen lo cho bữa cơm tất niên được tươm tất, đủ đầy. Có thể, việc mua sắm đồ nhanh gọn hơn, những nghi lễ không quá cầu kỳ nhưng vẫn luôn đầy đủ những đồ cần thiết. Bởi sự thành kính không phải ở mâm cao cỗ đầy mà chính ở cái tâm của mỗi người, gìn giữ đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Bữa cơm chiều 30 Tết là dịp để con cháu tri ân tổ tiên đã phù hộ mình trong năm qua, làm ăn, học hành tấn tới, cầu được ước thấy. Bữa cơm tất niên luôn có một cái gì đó hết sức thiêng liêng, nó trở thành sợi dây vô hình nối liền các thế hệ. Mặc dù, không phải là nghi lễ bắt buộc trong ngày Tết nhưng từ lâu, bữa cơm tất niên đã trở thành một phong tục đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt, nhắc nhở những người con dù đi xa đến đâu cũng nhớ và quay về./.

 

 

THẢO NGUYÊN

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline