Hotline: 0941068156

Thứ ba, 15/04/2025 11:04

Tin nóng

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Thứ ba, 15/04/2025

Sơn La nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai

Thứ bảy, 15/03/2025 10:03

TMO - Trong năm 2024, thiên tai  như bão, lũ, rét đậm, rét hại, hạn hán, giông lốc... đã làm tỉnh Sơn La thiệt hại hơn 1.045 tỷ đồng.

Theo Báo cáo tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trong năm 2024, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xảy ra 1 đợt rét đậm, rét hại; 7 đợt nắng nóng, hạn hán kéo dài; 14 đợt mưa giông kèm theo lốc, 12 đợt mưa lớn diện rộng, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão số 2 và số 3.

Thiên tai đã làm 14 người chết, 1 người mất tích, 13 người bị thương; 12.810 nhà ở bị thiệt hại, trong đó, 730 nhà thiệt hại hoàn toàn trên 70%, 57 nhà thiệt hại nặng từ 50%-70%, 1.207 nhà ngập nước, 826 nhà di dời khẩn cấp…Về nông lâm nghiệp, tổng diện tích lúa bị thiệt hại hơn 3.400 ha; rau màu, hoa màu hơn 1.100 ha; cây trồng hàng năm hơn 2.800 ha; cây ăn quả hơn 4.500 ha… Cùng nhiều thiệt hại về gia súc, gia cầm, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện, đường, trường trạm… Ước tổng giá trị thiệt hại do thiên tai năm 2024 hơn 1.045 tỷ đồng.

Trong năm 2024, thiên tai trên địa bàn tỉnh gây thiệt hại hơn 1.045 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh, một trong những khó khăn của tỉnh là hiện chưa có bản đồ nguy cơ sạt lở đất, lũ quét tới từng thôn, bản để người dân biết cũng như phục vụ công tác di dời, sắp xếp dân cư, công tác chỉ đạo ứng phó. Tình trạng ngập lụt diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, trên diện rộng do quá trình đô thị hoá, xây dựng công trình, lấn chiếm làm giảm khả năng thoát lũ các tuyến sông, suối. Vẫn còn tình trạng người dân chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chỉ đạo, khuyến cáo của cơ quan chức năng trong phòng, chống mưa lũ, dẫn đến thiệt hại đáng tiếc về người như đi thăm ruộng, ao và tham gia giao thông khi có mưa lũ….

Đài Khí tượng Thủy văn Sơn La cho biết: Dự báo trong năm 2025, trên địa bàn Sơn La có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh, đặc biệt trong các tháng chuyển mùa (từ tháng 3-5 và tháng 10-11). Mưa lớn có khả năng xuất hiện nhiều từ tháng 7-9.

Về nắng nóng, từ tháng 3-4 có khả năng xuất hiện và tập trung chủ yếu ở khu vực vùng thấp, ven sông, cường độ nắng nóng có khả năng ít gay gắt và ít kéo dài như năm 2024. Đến tháng 5-6, nắng nóng mở rộng và có thể duy trì nhiều ngày. Từ tháng 7-9, nắng nóng có khả năng xảy ra nhiều hơn, đề phòng xảy ra nắng nóng gay gắt, đặc biệt gay gắt.

Việc nâng cao năng lực chủ động ứng phó với thiên tai là nhiệm vụ quan trọng được các địa phương triển khai. 

Trước dự báo trên, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện nghiêm công tác phòng chống thiên tai, trong đó lấy phòng là chính, chủ động nguồn lực, huy động 4 tại chỗ khi có tình huống thiên tai xảy ra. Sở, ngành, địa phương rà soát, xây dựng, cập nhật, bổ sung, phê duyệt kế hoạch phòng chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai, kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh; xây dựng chương trình, kế hoạch ra quân khơi thông dòng chảy, khắc phục các điểm ngập úng trước mùa mưa bão 2025.

Đặc biệt, để công tác phòng chống thiên tai đạt hiệu quả cao hơn, các đơn vị nghiên cứu đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để chủ động trong chỉ đạo điều hành. Công tác thông tin, truyền thông, cảnh báo, dự báo phải được đưa ra bằng những hình ảnh minh hoạ dễ hiểu để nâng cao nhận thức cộng đồng, khắc phục tư tưởng chủ quan trong ứng phó. Đồng thời, đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai đến được người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực bị chia cắt, nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất.

Tỉnh Sơn La triển khai 3 dự án bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai cho 18 hộ dân ở 6 bản tại xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn; bản Nà Mện (xã Nậm Ty, huyện Sông Mã) với 71 hộ dân; bản Co Phung (xã Hua La, thành phố Sơn La) với 40 hộ dân. Hiện nay, tỉnh Sơn La đang tiếp tục triển khai 10 dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai cho 347 hộ dân; 4 công trình khắc phục cơ sở hạ tầng bằng nguồn hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024. Cùng với đó, hỗ trợ khôi phục hơn 771 ha diện tích cây trồng; hỗ trợ khắc phục hơn 2.500 ha.../.

 

 

Thu Hương 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline