Hotline: 0941068156

Thứ hai, 07/07/2025 06:07

Tin nóng

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 07/07/2025

Sóc Trăng khẩn trương xử lý các điểm sạt lở trên đê sông Hậu

Thứ sáu, 09/05/2025 11:05

TMO - Sở Nông nghiệp và Môi trường Sóc Trăng cho biết, đang khẩn trương xử lý 6 điểm sạt lở khẩn cấp tuyến đê bao tả, hữu trên sông Hậu, thuộc huyện Cù Lao Dung.

Theo đó, 6 điểm sạt lở lấn sát chân đê với chiều dài khoảng 350m, nằm trên địa bàn xã An Thạnh Đông và xã Đại Ân 1 (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng). Một số điểm sạt lở lấn vào bề mặt chân đê 1m, đáy 4m và sâu 2,5m, có điểm sạt lở sâu vào lộ nông thôn 1,5m. Đáng lo ngại, tại một số điểm sạt lở xuất hiện vết nứt lấn sâu vào đất liền trên 100m. Tại 6 đoạn sạt lở có 255 hộ đang sinh sống, đe dọa diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 365ha.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, nguyên nhân xảy ra sạt lở là do đoạn sông trên uốn cong, chủ lưu dòng chảy sông Hậu ép sát bờ, kết hợp nền đất yếu gây sạt lở và một số hộ nuôi tôm thua lỗ và bỏ không chăm sóc bờ bao dẫn đến bị sạt lở. Trước diễn biến bất thường của thời tiết cực đoan như hiện nay, nếu không gia cố kịp thời sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực. 

Hiện địa phương đã triển khẩn trương triển khai giăng dây, cấm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm sạt lở, đồng thời huy động các lực lượng xung kích tại chỗ để gia cố tạm thời, hạn chế sạt lở phát sinh thêm. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ sớm đầu tư gia cố các điểm sạt lở trên thuộc dự án Dự án Nâng cấp đê cửa sông tả, hữu Cù Lao Dung.

Sóc Trăng khẩn trương xử lý các điểm sạt lở trên đê sông Hậu. 

Sóc Trăng là tỉnh ven biển với 3 cửa sông (Trần Đề, Định An, Mỹ Thanh) đổ ra biển. Do địa bàn cuối nguồn sông Hậu, tiếp giáp với biển Đông và trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Sóc Trăng thường xuyên xuất hiện các loại hình thiên tai như: xâm nhập mặn, sạt lở, triều cường, dông lốc, ngập úng... điển hình nhất là tình trạng xâm nhập mặn, sạt lở.

Đối với tình hình sạt lở, tuyến đê biển Vĩnh Châu, thị xã Vĩnh Châu thuộc khu vực K45 tiếp tục bị xâm thực mạnh, rừng phòng hộ không còn, sóng biển uy hiếp trực tiếp vào thân đê, nguy cơ vỡ đê rất cao. Tại các điểm bờ sông trên địa bàn huyện Cù Lao Dung nguy cơ sạt lở trên đê Tả Hữu thuộc xã An Thạnh Đông khu vực xóm Đáy, xã Đại Ân 1 (Ban Quản lý Dự án 2 đang thi công).

Còn tại xã Song Phụng, huyện Long Phú trên sông Rạch Mọp tính từ đầu năm 2024 đã xảy ra 3 vụ sạt lở nghiêm trọng khu vực từ âu thuyền đến vàm sông Hậu ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân, cùng với đó là khu vực thị trấn Đại Ngãi và 2 xã Long Đức, xã Phú Hữu tiếp tục sạt lở.

Tại huyện Kế Sách, sạt lở diễn ra tại xã Ba Trinh ảnh hưởng lớn đến độ an toàn khu di tích Thiều Văn Chỏi, trên tuyến sông Rạch Vọp sạt lở tiếp tục xảy ra tại khu vực từ Cầu Lộ đến chùa Phật, xã Thới An Hội. Sạt lở còn xảy ra nghiêm trọng ở khu vực UBND xã An Mỹ cũ chiều dài 2.000m (dọc theo rạch Phụng An) và tại các cồn trên sông Hậu thuộc huyện Kế Sách, sạt lở nhiều vị trí nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn tuyến đê sông bảo vệ cồn An Tấn, An Công thuộc xã Phong Nẫm có chiều dài tổng cộng trên 250m.

Tính riêng trong năm 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra 24 vụ sạt lở, tổng chiều dài 1.166m, gây thiệt hại 9,6 tỷ đồng. Tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống, ứng phó khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Thực hiện tốt việc quan trắc, đo độ mặn, dự báo, cảnh báo, khuyến cáo điều chỉnh lịch thời vụ gieo trồng, vận hành có hiệu quả các công trình thủy lợi. Triển khai các biện pháp ngăn mặn, tích nước, trữ ngọt phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn, xâm nhập mặn gây ra; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, chủ động, tích cực trong việc phòng, chống, ứng phó khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn.../.

 

 

Thu Trang 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline