Hotline: 0941068156

Thứ ba, 29/04/2025 20:04

Tin nóng

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 29/04/2025

Siết chặt phòng cháy, chữa cháy rừng tại Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen

Thứ ba, 29/04/2025 06:04

TMO - Trước nguy cơ cháy rừng gia tăng trong mùa khô, Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) đang siết chặt công tác phòng cháy, chữa cháy với nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo vệ an toàn hệ sinh thái đặc thù và đa dạng sinh học tại khu vực.

Nằm ở hạ lưu sông Mekong, khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen được hình thành vào năm 2004, bao gồm các xã Vĩnh Lợi, Vĩnh Đại và Vĩnh Châu A, thuộc huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, có diện tích 5.030ha. Theo Lãnh đạo Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen cho biết, nơi đây là vùng thu nhỏ của vùng Đồng Tháp Mười ngày xưa, với nhiều hệ sinh thái, vùng đất ngập nước theo mùa, lung trấp, cánh đồng sen súng, lúa ma, tạo nên hệ đa dạng sinh học

Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Khu bảo tồn) có thảm thực vật phong phú với hơn 150 loài, trong đó cây tràm, sen, năn... là những loài thực vật đặc hữu. Đây là nơi trú ngụ lý tưởng cho các loại chim. Và, trong số 158 loài chim cư ngụ ở Láng Sen, có 13 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam.

Khu bảo tồn này còn là nơi sinh sống của hơn 78 loài thủy sản nước ngọt, trong đó có 27 loài đặc hữu sông Mekong như: cá tra dầu, cá lóc bông, cá thát lát, cá linh…Với địa hình đặc trưng sinh thái kiểu vùng đầm lầy ngập nước, có tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn, Láng Sen đã được Tổ chức Công ước Ramsar công nhận là một trong chín khu bảo tồn đất ngập nước Ramsar của Việt Nam và thứ 2.227 của thế giới, vào năm 2015.

Bên cạnh đó, xác định công tác bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, Ban quản lý Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến người dân và viên chức, người lao động của đơn vị nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm các quy định về công tác bảo vệ và PCCCR. Đơn vị vị bố trí lực lượng 24/24 giờ, bảo đảm đầy đủ phương tiện, trang thiết bị cần thiết, kịp thời ứng phó khi có tình huống cháy xảy ra.

Ban quản lý Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen chủ động triển khai các biện pháp PCCCR. 

Để thực hiện tốt công tác PCCCR, Khu bảo tồn (KBT) đất ngập nước Láng Sen còn chủ động củng cố Ban Chỉ đạo bảo vệ và PCCCR; đồng thời, xây dựng kế hoạch, phương án PCCC; ký kết liên tịch với các xã lân cận về công tác PCCCR; quán triệt đến cán bộ, công nhân viên tập trung thực hiện tốt kế hoạch PCCCR, xem bảo vệ và PCCCR là công tác trọng tâm của đơn vị trong những tháng mùa khô.Trong PCCCR, đơn vị tổ chức tuyên truyền cho viên chức, người lao động và những người dân sống quanh khu vực có ý thức PCCCR trong mùa khô;

Đồng thời, tuyên truyền người dân hiểu được tầm quan trọng của rừng trong cuộc sống hàng ngày để thực hiện tốt các quy định về PCCCR. Đơn vị thường xuyên tổ chức các buổi họp dân để phổ biến kiến thức về PCCCR, bảo đảm 100% người dân trong khu vực cam kết thực hiện công tác PCCCR.

Chủ động phát dọn thực bì dễ cháy tại những bờ kênh, bờ bao xung quanh khu vực rừng tràm; điều tiết nước hợp lý để giữ ẩm; cắm các biển báo trên các khu đê bao, làm đường băng cản lửa; tu sửa các chốt, chòi canh lửa; chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện, dụng cụ PCCC tại chỗ; mua sắm trang thiết bị, nhiên liệu dự phòng phục vụ công tác PCCCR. Ngoài ra, đơn vị tổ chức phân công, đôn đốc viên chức và người lao động thường xuyên tuần tra, kiểm tra địa bàn, trực 24/24 giờ trong thời gian cao điểm phòng cháy;

Phối hợp cơ quan PCCC của huyện kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ và PCCCR, kịp thời ngăn chặn, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi gây nguy cơ cháy rừng hoặc làm ảnh hưởng xấu đến công tác PCCCR. Để kịp thời ứng phó khi sự cố cháy xảy ra, KBT đất ngập nước Láng Sen được trang bị các thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác PCCC. Hiện đơn vị có 2 máy bơm V52, 2 máy bơm V46, 1 máy bơm V20, 4.300m dây chữa cháy, 10 tắc ráng, 1 ca nô, 4 chốt canh, 4 tháp canh lửa. Các trang thiết bị, phương tiện thường xuyên được kiểm tra, tu sửa để phục vụ công tác PCCC.

KBT đất ngập nước Láng Sen có tính đa dạng sinh học cao. 

KBT đất ngập nước Láng Sen có tổng diện tích đất lâm nghiệp 1.971ha, trong đó diện tích rừng tập trung gần 1.054ha, chủ yếu là rừng tràm từ 10-20 tuổi. Hàng năm, các lá cây khô rụng xuống tạo thành lớp thực bì dày, rất dễ gây cháy.

Mỗi phân khu có diện tích từ 150-200ha, khi cháy sẽ gặp khó khăn trong việc ngăn chặn lửa và vận chuyển phương tiện chữa cháy. Mặt khác, diện tích đất lâm nghiệp còn xen kẽ những vùng đất trống tạo thành thảm thực vật rừng da beo dễ gây cháy vào mùa khô; thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài nên các thảm thực vật khô dễ dàng bắt lửa bốc cháy.

Khi cháy, tàn tro bay lên và gió đẩy đi tiếp tục gây cháy các khu vực xung quanh. Diện tích rừng nằm giáp ranh khu vực dân cư, đất sản xuất nông nghiệp của người dân. Mặt khác, vẫn còn những hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, vì cuộc sống mưu sinh, chưa nhận thức về tầm quan trọng của rừng; ý thức sử dụng lửa sản xuất, sinh hoạt còn hạn chế cũng như vào rừng bắt ong, chim, thú, dễ gây ra cháy rừng. Với phương châm phòng ngừa là chính, đơn vị đã chủ động phát hiện và chữa cháy khẩn trương, kịp thời, triệt để, nâng cao khả năng phòng cháy, kiểm soát được cháy rừng.

Bảo đảm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra trong mùa khô, đơn vị tiếp tục thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ) nhằm bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra cháy, bảo vệ an toàn tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

Trước tính đa dạng sinh học, có ý nghĩa quan trọng với sinh thái, tỉnh Long An cũng đã có những quy hoạch, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt để lưu giữ nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Bên cạnh đó, vẻ đẹp hoang sơ và đầy sức sống của Láng Sen luôn được gìn giữ bởi những người dân yêu cá nước, chim trời.

Trước những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu việc bảo tồn, phát huy những giá trị của sự đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng. Điều đó đỏi hỏi sự chung tay của chính quyền địa phương, cán bộ nhân viên khu bảo tồn, và hơn cả là ý thức của cộng đồng để Láng Sen luôn là vùng đất lành cho đàn chim về xây tổ và bầy cá sinh sôi. Hơn hết,  KBT Láng Sen có hội tụ đầy đủ các yếu tố về điều kiện tự nhiên, sinh thái đa dạng, cảnh quan phong phú,  được xem là điểm du lịch đầy hứa hẹn, tiềm năng, là khu ngập nước độc đáo và hiếm có.

 

 

Quỳnh Chi

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline