Hotline: 0941068156

Thứ hai, 23/06/2025 00:06

Tin nóng

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hà Nội cần tái thiết không gian phát triển theo hướng mở, đa trung tâm

Bình Dương: Thêm nhiều cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phải thay đổi tư duy quản lý, tư duy hành chính và tư duy về địa giới hành chính

Việt Nam - Thụy Điển: Đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam – Litva: Đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác khoa học công nghệ

Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

TP. Huế: Hơn 1.100 tàu thuyền đã vào bờ tránh bão số 1

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

Cắt giảm tối đa điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh thành bão

Hợp nhất Lâm Đồng - Đắk Nông - Bình Thuận: Cơ hội để tái cấu trúc toàn diện mô hình phát triển vùng

Thứ hai, 23/06/2025

Siết chặt kiểm soát phát thải khí nhà kính từ hoạt động thu gom, xử lý rác

Thứ bảy, 17/05/2025 06:05

TMO - Hà Nội đang tăng cường kiểm soát phát thải khí nhà kính trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Nhiều giải pháp đồng bộ được triển khai nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên an toàn, bền vững.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, là đô thị đặc biệt với quy mô dân số lớn và lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình khoảng 7.000 tấn/ngày, Hà Nội đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác xử lý rác thải, nhất là nguy cơ phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính như metan (CH₄), dioxin, furan…

Ô nhiễm môi trường do tăng lượng chất thải sinh hoạt khiến Hà Nội gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý. Theo kết quả thống kê, việc gom rác ở Hà Nội chưa đạt hiệu quả triệt để, vẫn còn khoảng 15% lượng rác thải không được thu gom, xử lý mà vứt tại các kênh, rạch hay các khu đất trống trong địa bàn thành phố. Hiện nay, tỷ lệ này đang có xu hướng tăng cao.

Trung bình mỗi ngày có khoảng 7.000 tấn, trong đó có 10 - 15% không được thu gom. Lượng rác thải này đủ để gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng. Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ rác thải rắn đã và đang trở thành vấn đề nan giải đối với những nhà quản lý đô thị tại Hà Nội. Các cơ quan có thẩm quyền tại Hà Nội đã đề ra những phương án để xử lý chất thải rắn bằng phương pháp phân loại rác thải rắn tại nguồn

Tuy nhiên, do yếu tố nguồn lực và nhân lực còn hạn chế, chương trình này vẫn chưa thể triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn thành phố. Vấn đề tồn đọng về rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường, gây mất mỹ quan cho quá trình đô thị hoá.

Trung bình mỗi ngày TP.Hà Nội phát sinh khoảng 7.000 tấn rác thải. 

Trước thực tế trên, thành phố phối hợp với nhiều tổ chức trong nước và quốc tế triển khai dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong quản lý chất thải rắn. Cùng với đó, để kiểm soát tình trạng này, thành phố đã ban hành và thực hiện nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy phân loại rác tại nguồn, tái chế, tái sử dụng, cũng như đầu tư vào các công nghệ xử lý hiện đại, thân thiện với môi trường. Gần đây nhất, ngày 13/5 UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 131/KH-UBND về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kế hoạch này nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam và kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030, góp phần thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để thực hiện hiệu quả những mục tiêu này, UBND thành phố phân công triển khai các nhiệm vụ về xây dựng và hoàn thiện chính sách, hướng dẫn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật: Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UBND cấp huyện, cấp xã điều tra, đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, thực hiện trong giai đoạn 2025-2030. Về các hoạt động, biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã điều tra nguồn thải, phân loại chất thải rắn;

Tổng hợp thông tin xây dựng báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải hằng năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thực hiện trong giai đoạn 2026-2030. Các cơ sở xử lý chất thải và các doanh nghiệp phối hợp Sở Nông nghiệp và Môi trường;

Sở Xây dựng, Ban Quản lý khu công nghệ cao và khu công nghiệp triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải thường xuyên trong cả giai đoạn. Cùng với đó, các cơ sở xử lý chất thải phối hợp Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển, xử lý chất thải rắn phù hợp với đặc điểm các khu dân cư tập trung, đô thị, nông thôn, thực hiện trong giai đoạn 2026-2030.

TP.Hà Nội đẩy mạnh triển khai công tác thu gom, xử lý rác thải hiệu quả nhằm giảm thiểu khí nhà kính. 

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ triển khai các biện pháp, hoạt động, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong xử lý chất thải rắn và nước thải. Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã xây dựng và thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức;

Vận động, thu hút, khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng, tổ chức phi chính phủ, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện nhiệm vụ, đề xuất các sáng kiến nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải thực hiện trong giai đoạn 2026-2030. Sở Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan thường trực, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch trên địa bàn thành phố;

Tiếp nhận, tổng hợp thông tin, số liệu liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính và đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải. Sở Nông nghiệp và Môi trường điều tra, đánh giá, cập nhật hiện trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; xây dựng kế hoạch và triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình và cá nhân;

Bên cạnh đó ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn để tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia; hướng dẫn, triển khai các mô hình thí điểm về giảm phát thải khí nhà kính, khí mê-tan trong lĩnh vực quản lý chất thải trên địa bàn.

 Hà Nội cũng đặt mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của mỗi cá nhân trong việc giảm phát thải từ chất thải sinh hoạt, thông qua tuyên truyền và giáo dục môi trường.

Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, song song với đó, các doanh nghiệp và người dân sẽ là yếu tố quan trọng để giảm lượng khí nhà kính phát sinh, đồng thời tạo ra chu trình quản lý chất thải hiệu quả, bền vững hơn.

Việc triển khai thực hiện các chính sách và cách tiếp cận đồng bộ, đa dạng, Hà Nội đang thể hiện rõ quyết tâm trong việc giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 theo lộ trình quốc gia.

 

Minh An

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline